Mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 43)

Tổng số HS ngày càng tăng, tính đến nay năm học 2014- 2015 toàn huyện có 32.000 HS tiểu học, 99 HS trường chuyên biệt với số lớp: 760 được chia 5 khối lớp, và 9 lớp dạy chuyên biệt. Cụ thể:

+ Khối lớp 1: 172 + Khối lớp 4: 147 + Khối lớp 2: 162 + Khối lớp 5: 139

+ Khối lớp 3: 140 + Lớp dạy chuyên biệt: 9

Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh

STT Tên trường Số lớp Số học sinh

1 Trường Tiểu học Bắc Hồng 29 1201

2 Trường Tiểu học Cổ Loa 37 1796

3 Trường Tiểu học Dục Tú 33 1492

4 Trường Tiểu học Đại Mạch 24 1005

5 Trường Tiểu học Đông Hội 25 1034

6 Trường Tiểu học Hải Bối 29 1288

7 Trường Tiểu học Kim Nỗ 31 1259

8 Trường Tiểu học Kim chung 28 1273

9 Trường Tiểu học Lê Hữu Tựu 23 995

10 Trường Tiểu học Liên Hà 30 1144

11 Trường Tiểu học Liên Hà A 27 941

12 Trường Tiểu học Nam Hồng 29 1301

13 Trường Tiểu học Ngô Tất Tố 26 1026

14 Trường Tiểu học Tàm Xá 17 666

15 Trường Tiểu học Thị Trấn 33 1568

17 Trường Tiểu học Thụy Lâm 22 899

18 Trường Tiểu học Thụy Lâm A 22 940

19 Trường Tiểu học Tiên Dương 35 1641

20 Trường Tiểu học Tô Thị Hiển 18 556

21 Trường Tiểu học Uy Nỗ 37 1660

22 Trường Tiểu học Vân Hà 22 817

23 Trường Tiểu học Vân Nội 28 1083

24 Trường Tiểu học Việt Hùng 40 1920

25 Trường Tiểu học Vỹnh Ngọc 30 1264

26 Trường Tiểu học Võng La 18 790

27 Trường Tiểu học Xuân Canh 17 600

28 Trường Tiểu học Xuân Nộn 29 927

29 Trường Chuyên biệt Bình Minh 9 99

Tổng 760 32099

(Số liệu năm học: 2014 – 2015) 2.1.2. Chất lượng giáo dục học sinh:

* Về hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 30683 em - 99,98% Chưa thực hiện đầy đủ: 6 em - 0,02%

* Về văn hóa:

Bảng 2.2.Thống kê kết quả học lực học sinh

Xếp loại Giáo dục học sinh Giỏi Khá TB Yếu SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 2297 4 74,86 542 5 17,68 2203 7,18 87 0,28 (Kết quả năm học: 2013 – 2014) * Kết quả các cuộc thi:

- Hội thi viết chữ đẹp cấp huyện có 280 HS dự thi; đạt 158 giải; trong đó có 09 giải

Nhất; 39 giải Nhì; 56 giải Ba; và 54 giải Khuyến khích

- Cuộc thi giải toán qua Internet được HS hưởng ứng tích cực; với 349 HS dự thi

Khuyến khích. Cấp Thành phố có 50 HS tham gia; đạt 21 giải (01 giải Nhất; 03 giải Nhì; 05 giải Ba và 12 giải Khuyến khích). Cấp Quốc gia: 01 HS tham dự thi đạt Huy chương Vàng.

- Thi Olympic Tiếng Anh cấp Huyện có 34 HS đạt giải: 2 giải Nhất, 8 giải Nhì, 9

giải Ba và 15 giải Khuyến khích. Cấp Thành phố đạt 01 giải Khuyến khích.

- Thi giao lưu HS giỏi lớp 5 cấp huyện với 98 HS dự thi; đạt 51 giải; trong đó

03 giải Nhất; 11 giải Nhì; 15 giải Ba và 22 giải Khuyến khích.

2.2. Thực trạng về các kỹ năng sống hiện có của học sinh Tiểu học huyện Đông Anh Đông Anh

Bảng 2.3: Đánh giá về các kỹ năng sống đã có của học sinh Tiểu học huyện Đông Anh

TT Biểu hiện KNS

của học sinh tiểu học

Đối tượng khảo sát

CBQL ( 21) GV (90) Cha mẹ HS (81) SL % SL % SL %

Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình

1 Kỹ năng tự nhận thức 11 52.3 44 48.9 43 53.0 2 Kỹ năng xác định giá trị 9 42.8 53 60.0 44 54.3 3 Kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân 11 52.3 51 51.1 45 55.5 4 Kỹ năng kiềm chế căng thẳng 10 47.6 41 45.5 55 68.0 5 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 12 57.1 39 43.3 45 55.5 6 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 10 47.6 45 50.0 53 65.4

7 Kỹ năng tự trọng 8 38.0 39 43.3 56 69.1

Nhóm các kỹ năng phân biệt và sống với người khác

8 Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả 9 42.8 53 60.0 51 63.0 9 Kỹ năng lắng nghe tích cực 9 42.8 50 55.5 53 65.4 10 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 8 38.0 48 53.3 57 70.3 11 Kỹ năng thương lượng 8 38.0 44 48,8 42 51.8 12 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 10 47.6 46 51,1 37 45.6

13 Kỹ năng biết từ chối 11 52.3 50 55.5 42 51.8

14 Kỹ năng hợp tác 13 62.0 52 58.8 46 57.0

Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả

15 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 12 57.1 45 50.0 50 62.0 16 Kỹ năng tư duy phê phán 8 38.0 32 35.5 38 47.0 17 Kỹ năng tư duy sáng tạo 9 42.8 38 42.2 53 65.4 18 Kỹ năng ra quyết định 9 42.8 33 36.6 44 54.3 19 Kỹ năng giải quyết vấn đề 10 47.6 42 46,6 39 48.2 20 Kỹ năng đặt mục tiêu 7 33.3 29 32.2 34 42.0

Nhận xét: Theo kết quả tự đánh giá của các trường tiểu học trong huyện, theo đánh giá của huyện Đông Anh, qua nhận xét của Hội cha mẹ học sinh, trong những năm gần đây, biểu hiện kỹ năng sống thể hiện đạo đức của học sinh ở các trường tiểu học trong huyện có những mặt tích cực sau:

Nhìn chung, học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn, kỹ năng sống thể hiện đạo đức học sinh tiểu học là tốt, tỷ lệ học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh tiểu học đạt 100%. Các biểu hiện tốt nhiều hơn các biểu hiện xấu. Hầu hết học sinh thực hiện tốt nội quy, điều lệ nhà trường, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có ý thức chăm sóc, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. Các em nghiêm chỉnh chấp hành các quy định nơi công cộng, pháp luật của nhà nước.

Đa số học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt. Các em xác định được mục tiêu học tập nên số lượng học sinh chăm chỉ chiếm tỷ lệ cao, có nhiều học sinh vượt khó vươn lên trong học tập. Các em thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên và nhà trường, trung thực trong kiểm tra, thi cử.

Phần lớn học sinh tiểu học huyện Đông Anh có lối sống lành mạnh, biết kính trọng người lớn tuổi, biết giúp đỡ bố mẹ công việc nhà hoặc tham gia lao động những việc vừa sức, phù hợp. Các em có lòng tự trọng, tinh thần giúp đỡ mọi người, tương thân, tương ái, tích cực hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Các em có kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội, có thái độ phê phán

lối sống buông thả của một số thanh thiếu niên trong địa bàn sinh sống và những biểu hiện vi phạm pháp luật, nội quy chung.

Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện đạo đức tốt của học sinh vẫn còn một số những biểu hiện chưa ý thức của học sinh về kỹ năng sống như: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự học ở nhà, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng lập kế hoạch. Học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách vì vậy các em phải được học tập và thực hành nhiều kỹ năng sống. Song đi vào các kỹ năng cụ thể thì các đối tượng được hỏi khi đánh giá về mức độ thực hiện các kỹ năng sống so với yêu cầu đặt ra còn hạn chế. Thể hiện ở chỗ: cả ba đối tượng khảo sát đều cho rằng các em học sinh tiểu học chưa thực hiện tốt các kỹ năng nêu ra (thể hiện không có kỹ năng nào được đánh giá ở mức cao).

* Đối với cán bộ quản lý, giáo viên:

Khi được hỏi về mức độ thực hiện kỹ năng của các em, các cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng trong 20 kỹ năng được liệt kê thì kỹ năng giao tiếp được đánh giá cao nhất. Điều này thể hiện lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, các em rất thích các hoạt động tập thể, thích được làm quen và giao tiếp với các bạn. Vì vậy nhóm bạn của các em ngày càng phát triển, ngày càng giúp các em mở rộng tri thức, kỹ năng.

Kỹ năng đặt mục tiêu của các em được đánh giá là thấp nhất (30%). Các em hoạt động hầu như chưa có kế hoạch, không biết đặt mục tiêu trong học tập cũng như trong cuộc sống của bản thân. Việc học trên lớp cũng như các công việc trong cuộc sống có khi đòi hỏi phải có người lớn như cô giáo và bố mẹ đôn đốc, nhắc nhở. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cũng được đánh giá chưa cao. Bởi vậy, học sinh dễ dẫn đến hiện tượng tranh giành, cãi nhau thậm chí còn có đánh nhau.

* Ý kiến của cha mẹ học sinh:

Nhìn chung cha mẹ học sinh đánh giá con mình ở mức độ cao hơn là giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ quản lý giáo dục. Họ cũng có ý kiến đánh giá tương đồng là con họ có kỹ năng giao tiếp với bạn bè là tương đối tốt, nhưng kỹ năng đặt mục tiêu, tự phục vụ bản thân là chưa cao. Điều này phản ánh đúng thực trạng lứa tuổi học sinh tiểu học khả năng tự lập, tính độc lập còn thấp.

Trong cuộc sống chưa thể tách ra khỏi sự kèm cặp chỉ bảo tận tình của người lớn. Và qua đây thấy rõ vai trò rất lớn của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành và phát triển nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Điều đó càng khẳng định sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng như cần phải có kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn Huyện Đông Anh trên địa bàn Huyện Đông Anh

2.3.1 Nhận thức của cán bộ, giáo viên về mức độ quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học kỹ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học hiện nay đang được các nhà trường quan tâm giáo dục. Cả ba đối tượng khảo sát đều cho rằng từ những năm trước, chúng ta vẫn có giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng mức độ chú trọng chưa cao. Ngày nay, trong cuộc sống, để hội nhập quốc tế, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được quan tâm hơn bao giờ hết.

Biểu đồ 2.1: Nhận thức về mức độ quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học của các nhà trường

Chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại trong công tác giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt một số trường hiện nay còn lúng túng trong việc triển khai nội dung giáo dục này để đạt kết quả cho học sinh để điều chỉnh, khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3.2 Các lực lượng, tổ chức quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tiểu học

2.3.2.1 Các lực lượng tham gia thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Các lượng lực tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì kỹ năng sống là tích hợp của nhiều vấn đề trong cuộc sống do vậy với phương châm “Học đi đôi với hành” cầm só sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng để tạo thành sức mạnh trong việc giáo dục các em.

Bảng 2.4: Đánh giá của giáo viên về lực lượng thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

STT LỰC LƯỢNG THỰC HIỆN TỶ LỆ

%

THỨ BẬC

1 Giáo viên bộ môn 10 5

2 Cha mẹ học sinh 37 1

3 Tổ chức Đoàn Đội 16 3

4 Giáo viên chủ nhiệm 17 2

5 Tổng phụ trách 15 4

Qua kết quả bảng 2.4 cho thấy ý kiến của giáo viên về các lực lượng thực hiện bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh tiểu học theo thứ bậc:

Cha mẹ học sinh (thứ bậc 1), Giáo viên chủ nhiệm (thứ bậc 2), Tổ chức Đoàn Đội (thứ bậc 3), Tổng phụ trách đội (thứ bậc 4), Giáo viên bộ môn (thứ bậc 5).

Kết quả thể hiện trong bảng cho ta thấy lực lượng chính để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chủ yếu là các lực lượng gồm cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm và tổ chức đoàn đội.

Cha mẹ học sinh chính là những người gần gũi nhất với các em, hằng ngày, họ là những người thường xuyên sinh hoạt cùng các em, nên tất nhiên họ sẽ hiểu rõ ràng tính cách và năng lực cụ thể của con em mình để từ đó có những uốn nắn, giáo dục để định hình kỹ năng sống cho con em mình.

Cùng với cha mẹ học sinh, tổ chức đoàn đội và giáo viên chủ nhiệm là hai lực lượng chính trong trường học có sự gần gũi và gắn bó nhiều hơn nhất với học sinh. Vì vậy, đây cũng là hai lực lượng hỗ trợ đắc lực nhất cho cha mẹ học sinh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em.

2.3.2.2. Các tổ chức tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Bảng 2.5: Ý kiến của giáo viên về tổ chức hướng dẫn kỹ năng sống

cho học sinh STT TỔ CHỨC TỶ LỆ % THỨ BẬC 1 Gia đình 15 2 2 Nhà trường 9 3 3 Các tổ chức đoàn thể xã hội 1 4 4 Tất cả các ý kiến trên 75 1

Qua kết quả bảng 2.5 cho thấy ý kiến của giáo viên về các tổ chức hướng dẫn kỹ năng sống cần bồi dưỡng cho học sinh tiểu học theo thứ bậc: Tất cả các tổ chức như gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể xã hội (thứ bậc 1); Gia đình (thứ bậc 2), Nhà trường (thứ bậc 3), Tổ chức đoàn thể xã hội (thứ bậc 4).

Qua nghiên cứu, 76.5% số khách thể nghiên cứu cho rằng tất cả các tổ chức các em học tập, sinh hoạt, vui chơi đều là những nơi giúp hình thành và phát triển kỹ năng sống cho các em học sinh lứa tuổi Tiểu học. Từ kết quả trên cho ta thấy rõ vai trò của môi trường sống, học tập, vui chơi đều có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách cũng như kỹ năng sống cho trẻ.

Đồng thời qua kết quả khảo sát trên, chúng ta cũng thấy rằng để phát triển toàn diện nhân cách trẻ, không thể chỉ trông chờ vào một tổ chức duy nhất như gia đình, nhà trường hoặc chỉ có đoàn đội mà phải là sự kết hợp nhịp nhàng cả ba địa chỉ trên cộng với những hoạt động mang tính riêng lẻ và đặc thù của từng địa chỉ. Ngoài ra, công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Đoàn thể xã hội là một trong các nội dung quản lý của Hiệu trưởng nhà trường: Ban giám hiệu tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục

trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2.3.3 Các môn học, những hoạt động góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cho học sinh

Bảng 2.6: Các môn học, những hoạt động góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

T T

Môn học và các hoạt động góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống

CBQL, GV (111) Số lượng Tỷ lệ % Thứ bậc 1 Tiếng Việt 102 92.0 3 2 Đạo đức 111 100 1 3 Tự nhiên và Xã hội 94 85.0 4 4 Khoa học 91 82.0 6 5 Thể dục 57 51.3 13 6 Toán 45 40.5 14

7 Các môn năng khiếu 86 77.5 8

8 Tất cả các môn học 82 73.8 9 9 Hoạt động Đội 89 80.2 7 10 Hoạt động văn nghệ 82 73.8 9 11 Hoạt động xã hội 75 67.5 11 12 Hoạt động từ thiện 71 64.0 12 13 Hoạt động GD NGLL 108 97.3 2

14 Tham quan ngoại khóa 79 71.2 10

15 Chào cờ và SHTT 93 83.8 5

Qua kết quả bảng 2.6 cho thấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 43)