Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 32)

1.5.2.1. Tương tác

Kỹ năng sống không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu. Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động, tương tác với giáo viên và với nhau trong quá trình giáo dục. Việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả.

1.5.2.2. Trải nghiệm

Người học cần được đặt vào các tình huống thực tế để trải nghiệm và thực hành. Học sinh chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về

việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế.

1.5.2.3. Tiến trình

Giáo dục kỹ năng sống không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất cứ mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.

1.5.2.4. Thay đổi hành vi

Mục đích cao nhất của giáo dục kỹ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình.

1.5.2.5. Thời gian- môi trường giáo dục

Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội

cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống “thực” trong

cuộc sống.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 32)