Kết luận: Đề tài đã giải quyết các nhiệm vụ đề ra, bao gồm:

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 88)

- Luận văn đã nghiên cứu lý luận về tổ chức, tổ chức biết học hỏi, về đặc điểm tổ chức nhà trường Trung học cơ sở, đặc điểm của một tổ chức biết học hỏi, nội dung cơ bản của các thành tố trong việc xây dựng một tổ chức biết học hỏi và đi đến khẳng định tổ chức của mình có thể trở thành tổ chức biết học hỏi để phát huy tác dụng của tập thể trong việc thực hiện sứ mệnh của đơn vị.

- Từ những định hướng của lý luận, tác giả đã nghiên cứu thực trạng của tổ chức nhà trường, dấu hiệu của nhà trường để trở thành một tổ chức biết học hỏi, xem xét mức độ phát triển và mức độ tích cực của các thành viên trong nhà trường, tìm hiểu thực trạng vai trò quản lý của lãnh đạo nhà trường đối với việc xây dựng tổ chức, và những cách thức mà lãnh đạo nhà trường thường xuyên thực hiện để xây dựng tổ chức cũng như mong muốn của các thành viên đối với lãnh đạo nhà trường trong việc thực hiện các bước xây dựng tổ chức đó.

- Trên cơ sở lý luận và thực trạng, đề tài đề xuất những biện pháp xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi mà cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường cần phải sử dụng và có thể sử dụng trong việc xây dựng tổ chức nhà trường để nhà trường trở thành một TCBHH. Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm ý kiến của các chuyên gia quản lý giáo dục về sự cần thiết và khảo sát tính khả thi của các biện pháp tại nhà trường trước khi đưa vào luận văn.

Đóng góp của luận văn là áp dụng tư tưởng về xây dựng tổ chức nhà trường thành một TCBHH. Đồng thời, luận văn còn đưa ra các biện pháp quản lý dành cho lãnh đạo trường Trung học cơ sở trên địa bàn có điều kiệnn tương tự như trường THCS Phù Lỗ để xây dựng thành công TCBHH.

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 88)