Tầm nhìn của nhà trường được lãnh đạo xây dựng bằng tâm huyết và sự nhiệt tình nhưng lại chưa phát huy tối đa trí lực của tập thể, ít khởi xướng sự biến đổi, khó làm việc hiệu quả với mọi thành viên nên nhiều người trong tổ chức chưa được hiểu rõ về tầm nhìn đó nên có những thành viên làm việc không đóng góp vào cái chung mà hoạt động theo những hướng khác nhau. Cấu trúc tổ chức hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Nhiều khi có những việc mà lãnh đạo quyết định chỉ lấy ý kiến của CBQL, chưa có được sự đồng bộ giữa CBQL và các GV, NV trong nhà trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chưa giúp được toàn bộ các thành viên trong nhà trường nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện. Và cũng chính vì lẽ đó mà có những CBQL, có nhiều lúc làm việc chưa đúng cách với những thành viên khác, còn
quan liêu, bảo thủ. Nhà trường có hệ thống các quy chế làm việc do lãnh đạo biên soạn, hướng dẫn thực hiện, yêu cầu kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhưng lại thiếu sự trao quyền cho các thành viên.
Đội ngũ GV, NV chưa đồng đều về tay nghề và nghiệp vụ. Trường có một số GV rất ham học học hỏi, tìm kiếm kiến thức mới để chia sẻ nhưng cũng không ít thành viên trong trường còn tự bẳng lòng với mình trong một xã hội luôn biến đổi, không sẵn sàng loại bỏ cách nghĩ cũ, thói quen cũ. Trường còn có thành viên đặt lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm lên trên lợi ích của tập thể, còn e dè trong giao tiếp, ngại thay đổi mình và cũng không sẵn sàng thử nghiệm công việc mới để tránh bị trách phạt hay chỉ trích. Nhận thức của các thành viên về việc xây dựng tổ chức nhà trường năng động, hội nhập còn thiếu. Chính vì vậy mà họ thường né tránh thể hiện ở những cuộc thảo luận, công khai trực tiếp và cho rằng còn thiếu sự bình đảng với tất cả mọi người.
Việc quán triệt và thực hiện cụ thể hóa mục tiêu đặt ra ở một bộ phận trong một số công việc, lĩnh vực còn chậm. Hơn thế nữa có những lúc việc kiểm tra, giám sát quá chặt chẽ nhưng lại chưa kịp thời và chưa hiệu quả, chưa thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa đủ mạnh để động viên
khuyến khích các thành viên nhiệt tình, tự chủ tham gia vào các công việc.
Việc phân công nhiệm vụ cho một số bộ phận trong cơ cấu tổ chức còn chồng chéo, có những điểm chưa phù hợp, sự phối kết hợp trong công tác giữa các bộ phận còn bộc lộ những hạn chế, hiệu quả mang lại còn thấp, còn mang tính hình thức. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để phát huy quyền dân chủ của mọi thành viên có cải tiến song ở một số nội dung chưa có sức cuốn hút để phát huy trí tuệ tập thể. Các hình thức phối hợp giáo dục nhìn chung còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa xây dựng kế hoạch nghiêm túc để thực hiện nên hiệu quả giáo dục cho học sinh đã có những kết quả nhất định nhưng chưa