Các biện pháp xây dựng Tổ chức biết học hỏi tại Trường Trung

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 72)

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc xây dựng Tổ chức biết học hỏi trong nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Nhận thức là yếu tố đầu tiên của một quá trình hoạt động, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Từ thực tiễn công tác quản lý và kết quả khảo sát, tác giả thấy rằng nhận CBQL, GV và NV

trong trường đều chưa hiểu về TCBHH. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV, NV cùng thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng nhà trường thành một TCBHH là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần xây dựng thành công TCBHH trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc tổ chức xây dựng thành công TCBHH thì tổ chức đó sẽ linh hoạt đáp ứng và có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh. Xây dựng TCBHH là xu thế tất yếu của các tổ chức hiện đại, khuyến khích việc học tập của các cá nhân cũng như mọi cấp độ trong tổ chức nhằm phát huy trí thông minh tập thể tạo ra sự thay đổi liên tục và mở rộng khả năng phát triển của tổ chức để tăng sức cạnh tranh và thích nghi với những thay đổi liên tục. Hơn nữa, xây dựng TCBHH còn là yêu cầu cấp thiết để nhà trường cùng với toàn ngành thực hiện thành công Nghị quyết 29-NQ/TW mà Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho những người làm công tác giáo dục. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác xây dựng nhà trường thành TCBHH để mỗi thành viên đều thấy được vai trò và trách nhiệm của mình công tác xây dựng nhà trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường. Mỗi thành viên trong nhà trường cần hiểu được tầm nhìn của nhà trường là trở thành một trường chuẩn quốc gia chất lượng giáo dục cao, sứ mệnh của nhà trường là tạo dựng một môi trường học tập an toàn, chất lượng, thân thiện và bình đẳng vì đó là một yếu tố quan trọng trong một TCBHH.

- Tổ chức các cuộc họp toàn trường, kể cả họp chính quyền hay các đoàn thể, để thông qua đó giúp mọi người xây dựng ý thức, niềm tự hào vì sứ mệnh của nhà trường mà mình và các đồng nghiệp đã xây dựng. Tổ chức nói chuyện chuyên đề, hội thảo, không chỉ để tuyên truyền mà còn tạo điều kiện cho tất cả mọi thành viên góp ý xây dựng những vấn đề có liên quan để tạo nền tảng và thực hiện các công tác xây dựng tổ chức đúng cách và hiệu quả.

- Bằng các biện pháp tuyên truyền thông qua hội họp, trao đổi hiệu trưởng cần làm cho GV, CBNV nhận thức rõ những về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CBQL, GV, NV đã được quy định trong Luật giáo dục, Điều lệ trường Trung học, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để mọi thành viên có tinh thần trách nhiệm, làm việc vì tổ chức vì đây là kỹ năng của thành viên trong TCBHH. Mỗi thành viên phải có trách nhiệm góp phần vào công việc chung, làm cho nhà trường luôn luôn phát triển, biến yêu cầu của tập thể trở thành yêu cầu của bản thân mỗi thành viên. Tự giác, chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. Mỗi thành viên có trách nhiệm hiến kế, hiến công, hiến sức vì sự phát triển của nhà trường và cả sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)