Vai trò của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở trong việc xây

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 32)

tổ chức biết học hỏi

Để xây dựng TCBHH, vai trò quan trọng nhất thuộc về người lãnh đạo. Senge (2000) cho rằng “Mọi người có thể học bởi vì người lãnh đạo trong TCBHH vừa là người thiết kế, vừa là giáo viên, vừa là người quản lí sẽ dẫn dắt mọi người trong tổ chức” [36]. Bản thân người lãnh đạo “là những người tạo ra giao tiếp cởi mở và thẳng thắn trong toàn tổ chức về tương lai cụ thể của tổ chức mong muốn hướng tới” và phải “chứng tỏ một cam kết cá nhân để trở thành người học suốt đời” (Grill, [27]).

Mỗi trường trung học cơ sở ở Việt Nam có một Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học. Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng THCS [3].

Vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng là phương tiện quyết định mà nhờ đó một tổ chức sẽ biến đổi thành một tổ chức biết học hỏi. Quan điểm truyền thống cho rằng người lãnh đạo là người đặt ra mục tiêu, người ra quyết định và người chỉ huy. Đối với tổ chức biết học hỏi, người lãnh đạo phải là người thiết

kế, người giáo viên, người phục vụ. Người lãnh đạo phải có khả năng xây dựng tầm nhìn/quan điểm được chia sẻ, phải biết giúp người khác nhìn thấy toàn bộ hệ thống, biết cách làm việc cùng với mọi người, biết thiết kế cấu trúc tổ chức theo chiều ngang, biết khởi xướng sự biến đổi, biết phát huy năng lực của mỗi thành viên hướng tới tương lai. Người lãnh đạo hiểu rõ tổ chức biết học hỏi sẽ có khả năng giúp đỡ mọi thành viên cùng xây dựng tổ chức đó.

Người lãnh đạo trong tổ chức biết học hỏi phải đảm đương ba vai trò rõ ràng sau đây:

- Sáng tạo và chia sẻ một tầm nhìn.

Tầm nhìn được chia sẻ là bức tranh về một tương lai lý tưởng của tổ chức. Tầm nhìn bao gồm: Thứ nhất là hiện thân của tổ chức - hay tổ chức sẽ như thế nào; Thứ hai, những kết quả hoạt động của tổ chức; Thứ ba, những giá trị nền tảng.

Tầm nhìn có thể do người lãnh đạo sáng tạo ra, hoặc cùng với sự tham gia của các thành viên trong tổ chức. Nhưng diều quan trọng là tầm nhìn phải được tất cả các thành viên hiểu rõ và in đậm trong trí não của họ. Tầm nhìn là biểu hiện của các kết quả đáng mong muốn dài hạn; từ đó các thành viên tự do xác định và giải quyết những vấn đề để giúp đạt dược tầm nhìn này. Thiếu tầm nhìn được chia sẻ, hoạt động của các thành viên có khả năng không đóng góp vào cái chung, bởi các quyết định bị chia cắt và các thành viên sẽ hành động theo những hướng khác nhau.

- Thiết kế cấu trúc:

Người lãnh đạo phải quan tâm, nhận lãnh vấn đề xây dựng thiết kế cấu trúc tổ chức, bao gồm các vấn đề chính sách, chiến lược và các hình thức hỗ trợ cho tổ chức biết học hỏi. Tổ chức biết học hỏi có khuynh hướng mạnh về các quan hệ theo chiêu ngang - các tổ, nhóm, các đội đặc nhiệm. Các cuộc họp, thường xuyên có sự tham gia của các thành viên thuộc những bộ phận khác nhau. Cấu trúc tổ chức đó sẽ hoạt động theo hướng không có sự ngăn cách, không có tính cục bộ giữa các bộ phận, không có sự cạnh tranh không

lành mạnh. Các thành viên thuộc các bộ phận khác nhau có thể giao tiếp, trao đổi thông tin nhằm hướng tới mục tiêu, tầm nhìn của tổ chức.

Người lãnh đạo cũng có trách nhiệm giúp các thành viên hiểu rõ rằng, việc sắp xếp lại, tái tổ chức là chuyện bình thường, có tính thường xuyên và mỗi thành viên đều có khả năng đảm nhận vai trò mới và học hỏi kỹ năng mới.

- Lãnh đạo là công bộc

Tổ chức biết học hỏi được xây dựng bởi những người lãnh đạo công bộc - người cống hiến bản thân mình cho người khác và cho tầm nhìn của tổ chức. Họ cống hiến quyền lực, thông tin, ý tưởng, sự công nhận, sự đánh giá cho việc hoàn thành sứ mệnh của tổ chức. Người lãnh đạo dâng hiến toàn bộ tâm huyết, sức lực cho việc xây dựng tổ chức chứ không ích kỷ hay tự tư, tự lợi.

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 32)