Trao quyền cho các thành viên trong mọi hoạt động và truyền

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 76)

công khai

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Tầm nhìn của tổ chức có thể do người lãnh đạo sáng tạo ra, nhưng cũng có thể là do người lãnh đạo biết huy động sự tham gia của cả tổ chức. Sự trao quyền đúng đắn cho các thành viên sẽ tạo nên những nhóm, tổ tự quản, các thành viên tích cực tham gia vào việc ra quyết định, tham gia vào việc đánh giá kiểm tra chất lượng... chứ không cần đến sự thanh tra, giám sát quá chặt chẽ nữa. Mọi thành viên trong tổ chức đều thấy chủ động trong công việc, tự do lựa chọn thông tin cần thiết cho công việc của họ và có trách nhiệm với công việc, vì tổ chức mà trong đó có mình.

3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Tổ chức: tổ trưởng, nhóm trưởng, giáo viên chủ nhiệm, khối trưởng khối chủ nhiệm, trưởng các ban ngành, đoàn thể (Chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn, tổng phụ trách, phụ trách lao động, cơ sở vật chất) được trao quyền phân công công việc nhưng phải đôn đốc thực hiện, kiểm tra, giám sát, tự

chịu trách nhiệm với nguyên tắc chọn đúng việc, giao đúng người nhằm phát triển năng lực cá nhân.

- Các tổ, nhóm xây dựng các kế hoạch cá nhân một cách có trách nhiệm,

quy chế hoạt động cụ thể, chi tiết để thống nhất xây dựng các kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức. Khi mục tiêu, sứ mệnh là do chính các thành viên xây dựng, họ hiểu rõ mong muốn dài hạn của mình thì họ sẽ hoạt động vì cái chung để đạt được mục tiêu chung đó. Trao quyền cho các thành viên để giảm thiểu sự làm việc độc lập cá nhân. Công tác xây dựng các văn bản chính thức của nhà trường phải được tiến hành qua việc khảo sát ý kiến tất cả thành viên trong nhà trường. Công tác xây dựng truyền thống tạo nên thương hiệu riêng cho nhà trường, bắt đầu từ việc xây dựng phòng truyền thống, được sự góp ý, góp sức của mọi thành viên.

- Tuân thủ nguyên tắc không kiểm tra, giám sát quá chặt chẽ mà trao quyền cho các thành viên, CBQL, GV, NV tự kiểm tra các mức độ hoàn thành công việc của mình, nhóm, tổ mình, tự chủ nhưng phải tự chịu trách nhiệm để từ đó khởi xướng sự biến đổi trong nhà trường. Các tổ, nhóm có thể tự sáng tạo những ý tưởng mới của mình, chấp nhận sự thất bại, có điều chỉnh sửa sai.

- Một TCBHH chắc chắn sẽ tràn ngập thông tin. Để xác định nhu cầu và giải quyết vấn đề, mọi thành viên đều cần phải biết những điều gì đang diễn ra. Họ cần phải hiểu toàn bộ tổ chức cũng như bộ phận công tác của mình. Các dữ liệu chính thức về ngân sách, chi phí, lợi nhuận… phải luôn có sẵn cho mọi thành viên. Đó chính là “quản lý theo lối sách để ngỏ”. Mọi thành viên đều có thể đọc “sách để ngỏ” và trao đổi thông tin với bất kỳ ai trong tổ chức. Người lãnh đạo của TCBHH phải hiểu rằng “thà nhiều còn hơn là ít thông tin được chia sẻ”. Nhờ đó mỗi thành viên có thể lựa chọn thông tin cần thiết cho công việc của họ và lãnh đạo cũng luôn khích lệ các thành viên trao đổi đối mặt và biết lắng nghe.

- Thiết lập các kênh cần thiết cho chia sẻ và lưu truyền thông tin như trên trang web của nhà trường hoặc mạng nội bộ; chủ động rút kinh nghiệm, rút ra bài học từ các trải nghiệm.

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 76)