Phát huy năng lực của mọi thành viên trong tổ chức

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 74)

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng và các tổ chức trường học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nâng cao chất lượng tổ chức nhằm thúc đẩy chất lượng dạy và học trong nhà trường là một biện pháp vô cùng quan trọng. Theo quan niệm quản lý hiện nay, trong một tổ chức không phải là một người lãnh đạo các thành viên khác mà là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Vậy tất cả các thành viên đều phải học tập và thể hiện, phát huy năng lực của mình trong tổ chức.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Biết cách làm việc với mọi người: Mỗi người phải không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi người phải không ngừng cố gắng để tìm kiếm kiến thức mới, sẵn sàng chia sẻ kiến thức với đồng nghiêp, với tổ chức, luôn có ý thức và tinh thần hỗ trợ nhau và tự tin trong giao tiếp để có thể trao đổi với mọi người một cách thoải mái. Làm việc với nhiều người là con đường để kiến thức của mỗi cá nhân được chuyển thành kiến thức của cả tổ chức. Thông tin trung thực và cởi mở giữa các thành

viên, sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực và phản hồi hiệu quả, cởi mở với những ý tưởng sáng tạo và đó cũng là những kỹ năng cần thiết cho hoạt động, làm việc nhóm.

- Hoạt động theo hướng không có sự ngăn cách, không cục bộ, cạnh tranh lành mạnh, khởi xướng sự biến đổi: Lãnh đạo nhà trường phải chú trọng tới việc nhận xét, đánh giá hiểu biết tổ chức, hiểu biết về quá trình xây dựng nhà trường, năng lực xây dựng tổ chức của đội ngũ CBQL, GV, NV. Trên cơ sở nội dung chương trình bồi dưỡng CBQL, GV, NV, lãnh đạo nhà trường phối hợp với các bộ phận chức năng để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo cho CBGV, NV. Khích lệ sự tham gia của mọi thành viên vào việc xây dựng tầm nhìn chung của tổ chức để họ hiểu rõ, tự do xác định và giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu. Sẵn sàng loại bỏ cách nghĩ cũ, thói quen cũ không phù hợp, mà tiếp cận với cái mới để giải quyết vấn đề.

Xây dựng chuẩn nội dung kiểm tra đánh giá. Các tiêu chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra, đánh giá tổ chức chính là các chỉ tiêu thực hiện, mục tiêu kế hoạch về giáo dục cho học sinh. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

theo tiến trình thời gian trong năm học. Đây là quá trình đo lường việc thực

hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời điểm khác nhau của quá trình kiểm tra qua đó người trực tiếp phát hiện những sai lệch và với sự đề phòng đôi khi có thể tiên đoán về những sai lệch so với tiêu chuẩn. Để làm tốt công việc này người phải xây dựng rõ cơ chế kiểm tra của trong quá trình tổ chức thực hiện và cho phép được sửa đổi, bổ sung rút kinh nghiệm nếu cần. Đánh giá kiểm tra là một việc làm vô cùng cần thiết: người quản lý thường so sánh với chuẩn đặt ra để đánh giá điều chỉnh các sai lệch trong quá trình thực hiện. Đánh giá cần coi trọng thực chất, không chạy theo hình thức. Khi có kết quả đánh giá người quản lý cần thực hiện hành động điều chỉnh hoặc phát huy, hoặc uốn nắn, hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.

Thi đua khen thưởng là hình thức động viên về mặt tinh thần có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu sử dụng khen thưởng không đúng thì sẽ có tác

dụng ngược lại với mong muốn của chủ thể quản lý. Thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức: Tuyên dương ở trường, ở các tổ chức đoàn thể, vinh danh trong địa phương qua các cuộc họp xóm, thôn xã và loa truyền thanh, tại nhà trường... Đó là động lực để các thành viên tự bồi dưỡng và cũng là để tự khẳng định mình.

Vận dụng thuyết lãnh đạo theo tình huống vào thực tiễn xây dựng tổ chức trong nhà trường đòi hỏi lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tổ chức và xây dựng hệ thống hành vi đặc trưng của từng phong cách lãnh đạo nhưng công tác quản lý phải được hiện thực hóa thông qua chu trình quản lý. Lãnh đạo nhà trường phải học cách làm việc cùng mọi người, xây dựng tầm nhìn cho tổ chức nhưng phải biết chia sẻ và giúp mọi người nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 74)