Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 39)

Ngoài những yếu tố chủ quan như đã nói ở trên, chúng ta đều biết ngày 4 tháng 11 năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

“Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định

hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [2]. Để thực hiện tốt mục tiêu cụ thể của Nghị quyết đã nêu, chúng ta có thể khẳng định việc xây dựng TCBHH ở trường THCS là điều hết sức cần thiết.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tổ chức biết học hỏi là xu thế tất yếu của các tổ chức hiện đại. TCBHH là một tổ chức thông qua việc học tập của cá nhân, nhóm và mọi cấp độ trong hệ thống để liên tục thay đổi, chuyển hóa, mở rộng khả năng phát triển trong tương lai. Dấu hiệu để nhận biết một tổ chức là tổ chức biết học hỏi có thể kể đến là làm chủ bản thân, mô hình tinh thần, học nhóm, chia sẻ tầm nhìn và tư duy hệ thống.

Trường THCS là một tổ chức đặc thù bởi những đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy, người dạy, người học, mục tiêu, chương trình giáo dục… Trường THCS trở thành tổ chức biết học hỏi sẽ phát huy trí thông minh tập thể, tăng sức cạnh tranh và thích nghi với những thay đổi liên tục, trở thành một tổ chức năng động, hiệu quả, tạo tiền đề cho sự phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục.

Vai trò của người lãnh đạo nhà trường trong việc xây dựng tổ chức biết học hỏi là rất lớn bởi vì người lãnh đạo trong TCBHH vừa là người thiết kế, vừa là giáo viên, vừa là người quản lý sẽ dẫn dắt mọi người trong nhà trường đi tới thành công. Người lãnh đạo có thể xây dựng tổ chức biết học hỏi thông qua các con đường như: khuyến khích sự cộng tác, trao quyền cho các thành viên tự chủ, giảm bớt sự kiểm tra, giám sát quá chặt chẽ, đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin, đảm bảo sự công bẳng, xây dựng những giá trị văn hóa cốt lõi lành mạnh.

Những lí luận cơ bản nêu trên là cơ sở để tác giả tiến hành điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp để xây dựng TCBHH tại trường THCS Phù Lỗ trong các chương sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÙ LỖ - SÓC SƠN - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 39)