chức biết học hỏi
Bảng 2.3: Sự cần thiết phải xây dựng Tổ chức biết học hỏi trong nhà trường
STT SỰ CẦN THIẾT ĐỂ TRƯỜNG TRỞ THÀNH MỘT TCBHH SL %
1 Rất cần thiết 59 87
2 Cần thiết 9 13
Nhận xét:
Sau khi tổng hợp ý kiến của các đối tượng khảo sát, tác giả xin nêu lên một số nhận định chung về một số vấn đề liên quan đến nhận thức của CBQL và toàn thể giáo viên, cán bộ nhân viên trong trường THCS Phù Lỗ. Các CBQL, GV, NV trong trường đều chưa từng nghe nói về TCBHH. Theo kết quả phỏng vấn thì hầu hết các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều cho rằng tổ chức biết học hỏi là một tổ chức biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết học hỏi và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, trao đổi thông tin. Tuy chưa có những nhận thức đầy đủ về TCBHH nhưng hầu hết CBQL, GV, NV trong trường đều cho rẳng việc xây dựng TCBHH trong nhà trường là rất cần thiết (87%) vì sự vững mạnh và phát triển của tập thể. Một số ít thành viên trong nhà trường cho rằng là cần thiết (17%) phải xây dựng TCBHH trong nhà trường. Một lí rất đơn giản để khẳng định mong muốn của CBQL, GV, NV nhà trường là rất hợp lí là so sánh kết quả của nhà trường so với một số trường một vài trường trong huyện Sóc Sơn hay đặc biệt là so với đa số các trường nội thành Hà Nội thì nhà trường cần phải cố gắng nhiều về mọi mặt. Một nguyên nhân nữa mà cho dù chưa có hiểu biết đầy đủ về TCBHH nhưng các thành viên trong trường vẫn rất thấy cần thiết để xây dựng tổ chức này là ai cũng nhận thấy xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay là tiếp cận năng lực nên GV phải đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá…
Biểu đồ 2.1 đã thể hiện rõ quan điểm của CBQL, GV, NV của nhà trường về sự cần thiết của TCBHH đối với sự vững mạnh và phát triển của tập thể.
2.3.2. Dấu hiệu của Tổ chức biết học hỏi ở Trường Trung học cơ sở Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội