Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 78)

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Chúng ta đều biết văn hóa của tổ chức là những giá trị, những niềm tin, sự hiểu biết, các chuẩn mực được các thành viên trong tổ chức chia sẻ. Có thể khẳng định văn hóa tổ chức lành mạnh là nền tảng của tổ chức biết học hỏi.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Xây dựng bầu không khí làm việc tích cực, môi trường hoạt động,

giao lưu thuận lợi trong nhà trường. Tổ chức sinh hoạt nhóm với định hướng củng cố năng lực xây dựng tổ chức. Phát huy tinh thần hợp tác của các bộ phận trong trường nhằm thực hiện tốt mọi hoạt động của nhà trường. Phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm của đội ngũ GV, CBNV nhà trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ nói chung và công tác xây dựng nhà trường nói riêng.

- Các loại quy chế, quy định và quy trình hoạt động trong nhà trường cần phải triển khai xây dựng như: Nội quy của nhà trường, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, cán bộ, giáo viên trong nhà trường, quy định về tiêu chuẩn và quy trình bình xét thi đua khen thưởng của nhà trường, quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CBNV, GV, HS, quy định về quản lý ngày công, giờ công, giờ dạy của CBNV, GV, quy định về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, quy định về lịch sinh hoạt, hội họp, lề lối làm việc của các bộ phận trong nhà trường, quy định về sử dụng, bảo vệ, bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường, quy trình nâng lương, khen thưởng kỷ luật, nhận xét đánh giá cán bộ công chức hàng năm, quy trình tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường. Việc xây dựng và thông qua các quy định phải đảm bảo đúng quy trình dân chủ.

- Nhà trường tổ chức sinh hoạt nhóm cho CBNV, GV đúng với định hướng củng cố năng lực xây dựng tổ chức. Tổ chức sinh hoạt nhóm trong nhóm CBQL, xây dựng các mối quan hệ nhân ái, thân thiện trong hoạt động tập thể, chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường, thực hiện chung các hoạt động truyền thống của tập thể.

- Để xây dựng bầu không khí làm việc tích cực trong trường trước hết nhà lãnh đạo cần tìm hiểu các biểu hiện, các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc hình thành bầu không khí trong tập thể. Cần cố gắng tạo điều kiện làm việc tốt nhất có thể và lợi ích chính đáng cho mọi người.

- Xây dựng mối quan hệ chính thức (quan hệ công tác, công việc) một cách đúng đắn, khoa học, có quy chế rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi… của từng người, từng bộ phận. Quan tâm một cách đúng mực đến các mối quan hệ không chính thức. Cần hiểu rõ các thành viên, biết phát huy mặt mạnh của họ. Nhanh chóng phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể và kịp thời giải quyết nó một cách thấu tình đạt lý, không để mâu thuẫn tồn tại lâu gây dư luận không tốt và ảnh hưởng đến tập thể.

- Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể. Công khai hóa hoạt động của cán bộ quản lý, nhất là của hiệu trưởng để mọi người biết, thông cảm, chia sẻ. Đối xử công bằng, đánh giá khách quan, thưởng phạt công minh. Có các quy trình thủ tục làm việc rõ ràng và được điều chỉnh khi cần thiết. Dũng cảm nhận lỗi và chịu trách nhiệm cá nhân.

- Lãnh đạo nhà trường bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, các chủ trương, chính sách, kế hoạch của nhà nước. Nâng cao ý thức trách nhiệm của CB, GV, Đảng viên trong việc tham gia xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch công tác, nội quy, trong nhà trường, nâng cao chất lượng các cuộc sinh hoạt, hoạt động, giao lưu trong nhà trường. Đảm bảo quyền làm chủ của quần chúng, chăm lo củng cố và phát huy vai trò của chính quyền và các đoàn thể, xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong nhà trường. Phát huy hơn nữa quyền làm chủ của các thành viên trong khâu bàn bạc, quyết định các vấn đề về giáo dục: dạy học và học tập. Các đoàn thể, tổ văn phòng, tổ bộ môn là tổ chức tự quản của CBNV, GV; mỗi thành viên cần phát huy quyền làm chủ trường học của mình trong sinh hoạt thường kỳ, hàng tháng. Công đoàn nhà trường tham gia quản lý nhà trường, đặc biệt là

quản lý lao động giáo dục của CBNV, GV, chăm lo ổn định và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của mọi thành viên trong nhà trường.

CBQL cần chú trọng công khai về trách nhiệm, quyền lợi trong các công việc của các thành viên trong nhà trường để mọi người cùng biết, biểu dương khen thưởng và phê bình, kỷ luật kịp thời, kích thích sự tìm tòi sáng tạo trong công việc đối với các thành viên, giao việc đúng người, đúng việc, đúng lúc và có kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả. Đánh giá sự cống hiến xây dựng nhà trường và đổi mới hoạt động chuyên môn. Đánh giá tiềm năng của đội ngũ và khả năng thích ứng với sự phát triển của nhà trường. Đánh giá tiềm năng của đội ngũ là một phần không thể thiếu được trong việc hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch hành động phát triển nhà trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 78)