Các thành viên được tự do, được trao quyền theo nhu cầu và định hướng hiện đại nên họ phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để biết cách ra quyết định một cách hợp lý và hoàn thành quyết định một cách hiệu quả.
Hiện nay, CNTT phát triển mạnh với nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại. Song song với những lợi ích của CNTT và nền kinh tế thì trường thì cũng có những mặt trái của nó. Đó cũng chính là thách thức với những người làm công tác giáo dục do một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đinh, bị ảnh hưởng nhiều thói hư tật xấu ngoài xã hội. Họ phải tiếp cận với cái mới, có những phương pháp giáo dục học sinh tích cực trong thời đại mới.
Quốc tế hóa và toàn cầu hóa cũng có nghĩa là chất lượng và tính tiêu chuẩn cao phải đạt lên hang đầu, các hoạt động phải minh bạch.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trường THCS Phù Lỗ thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội là một ngôi trường đã trải qua 57 năm trưởng thành và phát triển. Nhà trường đã có những thành tích đáng kể, đáng được ghi nhận. Với việc khảo sát thực trạng tổ chức và thực trạng việc xây dựng tổ chức tại nhà trường, qua các ý kiến đánh giá của các khách thể khảo sát có thể thấy nhà trường đã có những nền tảng nhất định để xây dựng nhà trường thành một TCBHH. Tuy nhiên tổ chức nhà trường vẫn tồn tại một số vấn đề chính cụ thể là: Các thành viên trong nhà trường đều nhận thấy rất cần thiết để xây dựng nhà trường thành một TCBHH nhưng họ lại chưa có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về loại hình tổ chức tiên tiến này. Lãnh đạo nhà trường là có ưu điểm rất lớn song tầm nhìn của tổ chức lại chưa được chia sẻ, các thành viên chưa thực sự được trao quyền. Nếu có thì họ cũng chưa mạnh dạn tiếp nhận, cấu trúc của tổ chức đã có sự khuyến khích cộng tác nhưng chỉ là hình thức và theo khuôn mẫu, chưa thể hiện sự bình đẳng đối với tất cả mọi thành viên còn nhiều thành viên thì chưa quan tâm đến cái toàn thể, chia sẻ thông tin còn hạn chế… Để khắc phục những hạn chế đã phân tích ở trên không chỉ đòi hỏi có sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục mà còn cần có sự đổi mới căn bản để thúc đẩy công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của CBQL cũng như các thành viên khác trong trường, cách thức tổ chức các hoạt động, chia sẻ thông tin, biết ủy quyền và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để tạo nền tảng cho sự phát triển một tổ chức liên tục phát triển và thích nghi tốt. Đây chính là những nội dung mà tác giả sẽ tập trung làm rõ trong chương sau của luận văn.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÙ LỖ - SÓC SƠN - HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Từ kết quả nghiên cứu lý luận được trình bày ở chương 1, xuất phát từ thực trạng của việc xây dựng tổ chức tại Trường THCS Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội trình bày ở chương 2, chương 3 luận văn xin được đề xuất một số biện pháp xây dựng TCBHH tại trường THCS Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội. 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp xây dựng tổ chức biết học hỏi
3.1.1. Xuất phát từ những quy luật của giáo dục
Mọi đề xuất, mọi giải pháp khi đưa ra muốn đạt được kết quả tốt cần phải dựa trên những nền tảng, cơ sở vững chắc là những căn cứ khoa học, người đề xuất cần căn cứ vào những quy luật phát triển giáo dục, nghĩa là những biện pháp phải tuân thủ quy luật khách quan. Đó chính là: Những định hướng, mục tiêu phát triển GD - ĐT, giáo dục phổ thông thời kỳ hội nhập và đổi mới cũng như những đòi hỏi của địa phương. Căn cứ vào những biến động và kết quả dự báo về xu thế phát triển kinh tế văn hoá xã hội của thế giới, các nước trong khu vực, tình hình trong nước, tình hình của địa phương và trên địa bàn cụ thể. Căn cứ vào thực trạng công tác tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh của nhà trường, địa phương nơi mình quản lý.
3.1.2. Xuất phát từ mục tiêu quản lý giáo dục phổ thông
Việc xác định, lựa chọn được các mục tiêu và tìm được các biện pháp thực hiện phù hợp với các mục tiêu, đạt được mục tiêu là một nguyên tắc quan trọng và cũng là điều mà tất cả các nhà giáo dục, quản lý giáo dục mong muốn. Vì vậy khi đề xuất các biện pháp xây dựng tổ chức phải xuất phát từ những mục tiêu giáo dục và chú ý đến sự phù hợp với mục tiêu, khả năng thực hiện đạt được các mục tiêu. Ngoài những mục tiêu chung của Đảng, Nhà nước thể hiện trong các văn kiện nghị quyết về chiến lược xây dựng con
người Việt Nam, về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập và phát triển và các mục tiêu giáo dục, mục tiêu cụ thể của từng bậc học đã được quy định trong Luật Giáo dục, chúng ta còn phải chú ý tới những mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế, xã hội, phát triển GD-ĐT của địa phương trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Định hướng tầm nhìn chung, sứ mạng của tổ chức.
3.1.3. Phù hợp với thực tiễn, mang tính kế thừa và có tính khả thi cao
Mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn, có điều chỉnh nhưng vẫn mang tính kế thừa. Muốn đề xuất các biện pháp xây dựng TCBHH có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm của địa phương, nhà trường, các thành viên trong tổ chức, điều kiện về cơ sở vật chất, về con người, cách thức quản lý, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động, điều kiện môi trường văn hóa tổ chức… để cho phù hợp và có tính khả thi cao.
Mỗi biện pháp quản lý khi đưa ra sẽ tác động và ảnh hưởng đến cả một tập thể. Biện pháp QLGD còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả một tổ chức và tạo nên diện mạo, đặc trưng riêng của tổ chức đó. Vì thế mà khi đưa ra các biện pháp QLGD cần phải được cân nhắc, tính toán khoa học, tiến hành thực nghiệm để kiểm định, xác định tính thiết thực và tính khả thi của biện pháp trong điều kiện cho phép.
3.2. Các biện pháp xây dựng Tổ chức biết học hỏi tại Trường Trung học cơ sở Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội cơ sở Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc xây dựng Tổ chức biết học hỏi trong nhà trường
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
Nhận thức là yếu tố đầu tiên của một quá trình hoạt động, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Từ thực tiễn công tác quản lý và kết quả khảo sát, tác giả thấy rằng nhận CBQL, GV và NV
trong trường đều chưa hiểu về TCBHH. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV, NV cùng thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng nhà trường thành một TCBHH là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần xây dựng thành công TCBHH trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp
- Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc tổ chức xây dựng thành công TCBHH thì tổ chức đó sẽ linh hoạt đáp ứng và có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh. Xây dựng TCBHH là xu thế tất yếu của các tổ chức hiện đại, khuyến khích việc học tập của các cá nhân cũng như mọi cấp độ trong tổ chức nhằm phát huy trí thông minh tập thể tạo ra sự thay đổi liên tục và mở rộng khả năng phát triển của tổ chức để tăng sức cạnh tranh và thích nghi với những thay đổi liên tục. Hơn nữa, xây dựng TCBHH còn là yêu cầu cấp thiết để nhà trường cùng với toàn ngành thực hiện thành công Nghị quyết 29-NQ/TW mà Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho những người làm công tác giáo dục. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác xây dựng nhà trường thành TCBHH để mỗi thành viên đều thấy được vai trò và trách nhiệm của mình công tác xây dựng nhà trường.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường. Mỗi thành viên trong nhà trường cần hiểu được tầm nhìn của nhà trường là trở thành một trường chuẩn quốc gia chất lượng giáo dục cao, sứ mệnh của nhà trường là tạo dựng một môi trường học tập an toàn, chất lượng, thân thiện và bình đẳng vì đó là một yếu tố quan trọng trong một TCBHH.
- Tổ chức các cuộc họp toàn trường, kể cả họp chính quyền hay các đoàn thể, để thông qua đó giúp mọi người xây dựng ý thức, niềm tự hào vì sứ mệnh của nhà trường mà mình và các đồng nghiệp đã xây dựng. Tổ chức nói chuyện chuyên đề, hội thảo, không chỉ để tuyên truyền mà còn tạo điều kiện cho tất cả mọi thành viên góp ý xây dựng những vấn đề có liên quan để tạo nền tảng và thực hiện các công tác xây dựng tổ chức đúng cách và hiệu quả.
- Bằng các biện pháp tuyên truyền thông qua hội họp, trao đổi hiệu trưởng cần làm cho GV, CBNV nhận thức rõ những về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CBQL, GV, NV đã được quy định trong Luật giáo dục, Điều lệ trường Trung học, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để mọi thành viên có tinh thần trách nhiệm, làm việc vì tổ chức vì đây là kỹ năng của thành viên trong TCBHH. Mỗi thành viên phải có trách nhiệm góp phần vào công việc chung, làm cho nhà trường luôn luôn phát triển, biến yêu cầu của tập thể trở thành yêu cầu của bản thân mỗi thành viên. Tự giác, chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. Mỗi thành viên có trách nhiệm hiến kế, hiến công, hiến sức vì sự phát triển của nhà trường và cả sự nghiệp giáo dục.
3.2.2. Phát huy năng lực của mọi thành viên trong tổ chức 3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp 3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng và các tổ chức trường học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nâng cao chất lượng tổ chức nhằm thúc đẩy chất lượng dạy và học trong nhà trường là một biện pháp vô cùng quan trọng. Theo quan niệm quản lý hiện nay, trong một tổ chức không phải là một người lãnh đạo các thành viên khác mà là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Vậy tất cả các thành viên đều phải học tập và thể hiện, phát huy năng lực của mình trong tổ chức.
3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp
- Biết cách làm việc với mọi người: Mỗi người phải không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi người phải không ngừng cố gắng để tìm kiếm kiến thức mới, sẵn sàng chia sẻ kiến thức với đồng nghiêp, với tổ chức, luôn có ý thức và tinh thần hỗ trợ nhau và tự tin trong giao tiếp để có thể trao đổi với mọi người một cách thoải mái. Làm việc với nhiều người là con đường để kiến thức của mỗi cá nhân được chuyển thành kiến thức của cả tổ chức. Thông tin trung thực và cởi mở giữa các thành
viên, sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực và phản hồi hiệu quả, cởi mở với những ý tưởng sáng tạo và đó cũng là những kỹ năng cần thiết cho hoạt động, làm việc nhóm.
- Hoạt động theo hướng không có sự ngăn cách, không cục bộ, cạnh tranh lành mạnh, khởi xướng sự biến đổi: Lãnh đạo nhà trường phải chú trọng tới việc nhận xét, đánh giá hiểu biết tổ chức, hiểu biết về quá trình xây dựng nhà trường, năng lực xây dựng tổ chức của đội ngũ CBQL, GV, NV. Trên cơ sở nội dung chương trình bồi dưỡng CBQL, GV, NV, lãnh đạo nhà trường phối hợp với các bộ phận chức năng để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo cho CBGV, NV. Khích lệ sự tham gia của mọi thành viên vào việc xây dựng tầm nhìn chung của tổ chức để họ hiểu rõ, tự do xác định và giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu. Sẵn sàng loại bỏ cách nghĩ cũ, thói quen cũ không phù hợp, mà tiếp cận với cái mới để giải quyết vấn đề.
Xây dựng chuẩn nội dung kiểm tra đánh giá. Các tiêu chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra, đánh giá tổ chức chính là các chỉ tiêu thực hiện, mục tiêu kế hoạch về giáo dục cho học sinh. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá
theo tiến trình thời gian trong năm học. Đây là quá trình đo lường việc thực
hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời điểm khác nhau của quá trình kiểm tra qua đó người trực tiếp phát hiện những sai lệch và với sự đề phòng đôi khi có thể tiên đoán về những sai lệch so với tiêu chuẩn. Để làm tốt công việc này người phải xây dựng rõ cơ chế kiểm tra của trong quá trình tổ chức thực hiện và cho phép được sửa đổi, bổ sung rút kinh nghiệm nếu cần. Đánh giá kiểm tra là một việc làm vô cùng cần thiết: người quản lý thường so sánh với chuẩn đặt ra để đánh giá điều chỉnh các sai lệch trong quá trình thực hiện. Đánh giá cần coi trọng thực chất, không chạy theo hình thức. Khi có kết quả đánh giá người quản lý cần thực hiện hành động điều chỉnh hoặc phát huy, hoặc uốn nắn, hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.
Thi đua khen thưởng là hình thức động viên về mặt tinh thần có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu sử dụng khen thưởng không đúng thì sẽ có tác
dụng ngược lại với mong muốn của chủ thể quản lý. Thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức: Tuyên dương ở trường, ở các tổ chức đoàn thể, vinh danh trong địa phương qua các cuộc họp xóm, thôn xã và loa truyền thanh, tại nhà trường... Đó là động lực để các thành viên tự bồi dưỡng và cũng là để tự khẳng định mình.
Vận dụng thuyết lãnh đạo theo tình huống vào thực tiễn xây dựng tổ chức trong nhà trường đòi hỏi lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tổ chức và xây dựng hệ thống hành vi đặc trưng của từng phong cách lãnh đạo nhưng công tác quản lý phải được hiện thực hóa thông qua chu trình quản lý. Lãnh đạo nhà trường phải học cách làm việc cùng mọi người, xây dựng tầm nhìn cho tổ chức nhưng phải biết chia sẻ và giúp mọi người nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.
3.2.3. Trao quyền cho các thành viên trong mọi hoạt động và truyền thông công khai công khai
3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp
Tầm nhìn của tổ chức có thể do người lãnh đạo sáng tạo ra, nhưng cũng có thể là do người lãnh đạo biết huy động sự tham gia của cả tổ chức. Sự trao quyền đúng đắn cho các thành viên sẽ tạo nên những nhóm, tổ tự quản, các thành viên tích cực tham gia vào việc ra quyết định, tham gia vào việc đánh giá kiểm tra chất lượng... chứ không cần đến sự thanh tra, giám sát quá chặt chẽ nữa. Mọi thành viên trong tổ chức đều thấy chủ động trong công việc, tự do lựa chọn thông tin cần thiết cho công việc của họ và có trách nhiệm với