3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp
Người lãnh đạo có ảnh hưởng tới tầm nhìn, phương thức hoạt động nhưng không kiểm soát, hoạt động một mình. Năng lực chủ chốt là ở các thành viên. Thực hiện biện pháp này nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lực cho tất cả BCGV, NV trong nhà trường, phát huy trí tuệ phục vụ tổ chức và vì tổ chức.
3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp
- Tổ chức là biết học hỏi khi mọi cá nhân trong tổ chức biết học hỏi. Vì vậy, các cá nhân phải hiểu chính mình và công việc của mình, phải có khả năng học tập và học tập suốt đời để không ngừng cải thiện, mở rộng khả năng bản thân. Để làm tốt điều này thì nhà trường phải tạo ra môi trường khuyến khích phát triển, động viên khích lệ, tạo điều điều để mọi thành viên được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu bản thân, hiện thực hóa mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức. Mọi thành viên phải có ý thức tự chịu trách nhiệm, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để mình không bị lạc hậu, luôn được tôn trọng.
- Sẵn sàng loại bỏ cách nghĩ, thói quen cũ, mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ mới, công việc mới. Việc từ bỏ những thói quen, cách nghĩ đã ăn sâu trong tiềm thức như đã thành chuẩn mực đã rất khó, huống chi là thực hiện nhiệm vụ mới. Để thực hiện tốt yêu cầu này, lãnh đạo nhà trường phải tổ chức nhiều các hoạt động tập thể, hoạt động đội, nhóm để tầm nhìn chung được xác định, phát triển khả năng đối thoại nhằm làm tăng trí thông minh của tập thể và phải biết chấp nhận thất bại khi thành viên thử nghiệm một nhiệm vụ mới, không chỉ trích hay trừng phạt mà rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn, đạt hiệu quả hơn. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp cụ thể nói trên có liên quan và đan xen chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi sử dụng cần phối kết hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ các biện pháp thì mới phát huy tối đa hiệu quả của tất cả các biện pháp. Ta có thể hình dung về mối quan hệ giữa các biện pháp trong mối tương quan của các thành tố trong Hình 1.1.
Các biện pháp có thể chưa tổng quát hết những nội dung cần thiết trong việc xây dựng nhà trường thành TCBHH nhưng sẽ là những biện pháp cần thiết nhất để cải thiện tổ chức hiện tại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tất cả các biện pháp đều cùng hướng đến xây dựng nhà trường thành TCBHH để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Các biện pháp nếu không được thực hiện đồng bộ hoặc bỏ qua biện pháp nào sẽ làm cho việc xây dựng tổ chức gặp khó khăn.
Mỗi biện pháp đề xuất khi thực hiện cần xem xét cụ thể trong mối quan hệ và tác động chung. Nếu quá chú trọng vào một biện pháp có thể làm cho các biện pháp còn lại không đạt kết quả và phá vỡ tính cân bằng của tổ chức. Khi thực hiện các biện pháp đề xuất phải mang tính đồng bộ và có kế hoạch cụ thể, được kiểm soát và đánh giá thường xuyên để điều chỉnh khi cần thiết. Cần chú ý kết hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành và các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực của nhà trường để có thể thực hiện tốt nhất các biện pháp đưa ra.
3.4. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả đã thực hiện khảo nghiệm giá trị của các biện pháp thông qua phiếu trưng cầu ý kiến CBQL, NV và GV trong nhà trường. Quy trình được tiến hành thông qua các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra, xin ý kiến
Đề tài đánh giá các biện pháp xây dựng TCBHH nhằm nâng cao chất lượng tổ chức theo hai tiêu chí: tính cấp thiết và tính khả thi. Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất được đánh giá theo ba mức độ: rất cấp thiết, cấp thiết và chưa cấp thiết. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất được đánh giá theo ba mức độ: cải thiện, ít cải thiện, chưa cải thiện.
Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra là 68 CB GV, NV nhà trường Bước 3: Phát phiếu điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu
Cách tính điểm TB cho mỗi nội dung đánh giá = Lấy số người cho điểm ở mỗi mức độ nhân với số điểm tương ứng, cộng điểm của ba mức độ và chia cho tổng số người tham gia đánh giá:
+ Điểm trung bình cộng đạt giá trị lớn nhất: Max = 3. + Điểm trung bình cộng đạt giá trị nhỏ nhất: Min = 1.
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp xây dựng TCBHH, tác giả định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:
Mức độ cấp thiết: Rất cấp thiết: 3 điểm, Cấp thiết: 2 điểm, Chưa cấp thiết: 1 điểm
Mức độ khả thi: Rất khả thi: 3 điểm, Khả thi: 2 điểm, Chưa khả khi: 1 điểm Cách tính toán: Lấy TB cộng điểm số trên khách thể điều tra và lập bảng số.
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp STT Các biện pháp R ất cấ p t hi ết C ấp t hi ết Chưa c ấp t hi ết Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc
1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của việc xây dựng TCBHH
68 100%
0 0 204 3 1
2 Phát huy năng lực của mọi thành viên trong tổ chức 50 74% 18 26% 0 186 2.73 4
3 Trao quyền cho các thành viên trong mọi hoạt động và truyền thông công khai
48 71%
20 29%
0 184 2.70 5
4 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường
68 100%
0 0 204 3 1
5 Xây dựng chiến lược phát lộ 60 88% 8 12% 0 196 2.88 3 Nhận xét:
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp tác giả đưa ra đều được CBQL, GV, NV đánh giá mức độ cấp thiết rất cao. Điểm TB chung của các biện pháp đề xuất dao động từ 2.70 đến 3.00. Điểm TB các biện pháp đều rất cao. Trong đó, biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của việc xây dựng TCBHH” và “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường” có điểm TB cao nhất đạt điểm tối đa là 3.0 điểm, biện pháp “Trao quyền cho các thành viên trong mọi hoạt động và truyền thông công khai” có điểm trung bình thấp nhất cũng đạt 2.70 điểm.
Như vậy, cả năm biện pháp tác giả đề xuất đều phù hợp với thực tiễn và phù hợp với yêu cầu của việc xây dựng tổ chức để trở thành TCBHH tại nhà trường.
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp
STT Các biện pháp R ất khả th i Kh ả thi Chưa k h ả thi Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc
1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của việc xây dựng TCBHH 60 88% 8 12% 0 196 2.88 1
2 Phát huy năng lực của mọi thành viên trong tổ chức 36 53% 32 47% 0 172 2.53 5
3 Trao quyền cho các thành viên trong mọi hoạt động và truyền thông công khai
40 59%
28 41%
0 176 2.59 4
4 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường 58 85% 10 15% 0 194 2.85 3
5 Xây dựng chiến lược phát lộ 60 88% 8 12% 0 196 2.88 1 Nhận xét:
Kết quả bảng 3.2 cho thấy các biện pháp đều có tính khả thi. Điều này khẳng định các biện pháp trên là hoàn toàn có thể áp dụng trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và thực
tiễn xây dựng TCBHH tại Trường THCS Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội. Biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của việc xây dựng TCBHH”, “Xây dựng chiến lược phát lộ” được các khách thể khảo sát đánh giá có tính khả thi cao nhất, điểm TB là 2.88. Các biện pháp này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi CB GV, NV vì nhu cầu học tập trong xã hội luôn vận động, biến đổi là nhu cầu suốt đời của mỗi người, hiểu và tự chịu trách nhiệm bản thân để được tôn trọng và phụ thuộc vào điều kiện trong tầm tay của nhà trường nên việc triển khai thực hiện sẽ thuận lợi hơn.
Biện pháp “Phát huy năng lực của mọi thành viên trong tổ chức” được khách thể khảo sát đánh giá có tính khả thi thấp hơn, điểm TB là 2.53. Biện pháp này khó thực hiện hơn vì đây vẫn là yếu tố cá nhân nhưng các nếp cũ muốn sửa được thì cũng cần phải có thời gian, không thể một sớm, một chiều có thể thay đổi được trong khi các biện pháp mới được đưa vào thử nghiệm trong một năm học. Các thành viên vẫn còn chưa mạnh dạn để phát huy thế mạnh cá nhân. Các biện pháp còn lại có điểm TB tương đối cao đều trên 2.5 điểm. Như vậy, cho dù đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp là khác nhau, nhưng nhìn chung, hầu hết các ý kiến đều cho rằng năm biện pháp trên là cần thiết và khả thi trong quá trình thực hiện. Các thành viên, tổ nhóm Trường THCS Phù Lỗ cần chủ động vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện cụ thể của tổ, nhóm và nhà trường để xây dựng TCBHH một cách tốt nhất, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Bên cạnh đó, tổng hợp một số kết quả hoạt động trong công tác giáo dục của Trường THCS Phù Lỗ trước (Năm học 2012 - 2013) và sau khi thực hiện các biện pháp trên (Năm học 2013 - 2014), tác giả thấy cả công tác dạy, học và các hoạt động khác của nhà trường đã có những bước chuyển đáng kể. Cụ thể là: Về học sinh: Trong bảng 2.1, ta thấy xếp loại
đạo đức tốt đã tăng từ 90.63% lên đến 92.65%, loại khá giảm từ 9.26% xuống còn 7.30%, TB từ 0.11% xuống còn 0.05%. Trong bảng 2.2, kết quả học lực loại giỏi tăng từ 44% lên 47.26%, loại khá tăng từ 36%, loại kém giảm từ 0.22% xuống còn 0%. Chất lượng HSG các bộ môn văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cấp trường, cấp huyện, cấp TP năm học 2012 - 2013 lần lượt là 52, 26, 01 HS thì năm học 2013 - 2014 đã tăng lên lần lượt là 138, 64 và 02 HS. Về CBGV, NV: Số lượng GVG cấp trường tăng từ 24 GV lên 32 GV, cấp huyện tăng từ 04 GV lên 05 GV, GVG đạt giải cấp TP năm học 2012 - 2013 là 02 GV thì năm học 2013 - 2014 đạt 03 GV. SKKN - sản phẩm trí tuệ của các CBGV, NV nhà trường cũng được đầu tư hơn cả về chất lượng và số lượng: cấp trường đã viết từ 30 SKKN lên đến 50 SKKN ở năm học 2013 - 2014, cấp huyện đạt giải 14 SKKN năm trước thì năm sau là 17 SKKN đạt giải, đạt giải cấp TP năm trước là 14 SKKN thì năm sau đạt giải 16 SKKN (Trong đó có 8 SKKN đạt loại B cấp TP). Hoạt động xã hội, từ thiện là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, giáo dục CB GV NV và HS ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với lẽ sống “mình vì mọi người”. Nhà trường tập trung động viên các CB GV NV và HS tích cực tham gia ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, HS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, bị chất độc Dioxin, gia đình thương binh, liệt sỹ, hiến máu nhân đạo… Kết quả tiền ủng hộ năm học 2012 - 2013 là 39.169.000 đồng thì năm học 2013 - 2014, nhà trường vận động ủng hộ được 59.318.000 đồng.
Kết quả khảo nghiệm và kết quả thực tế cho phép khẳng định các biện pháp đề xuất trong đề tài nghiên cứu là cấp thiết và khả thi. Đây là các biện pháp được thực hiện bước đầu có những kết quả đáng mừng và thực sự có thể làm cơ sở cho việc xây dựng trường THCS Phù Lỗ thành một TCBHH, là công cụ để thực hiện công tác giáo dục trong nhà trường, nhất là trong thời đại của nền văn minh trí tuệ, xã hội học tập, hội nhập và toàn cầu hóa.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã đề xuất năm biện pháp để xây dựng TCBHH tại trường THCS Phù Lỗ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường: Quán triệt nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng và con đường xây dựng tổ chức biết học hỏi trong nhà trường, thúc đẩy động lực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, đổi mới cơ chế thực hiện đồng bộ trong Ban giám hiệu, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường, xây dựng môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, củng cố nguồn lực.
Qua khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất, các ý kiến đánh giá của CB QL, GV đều cho rằng các biện pháp trên có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Việc áp dụng các biện pháp đã bước đầu có những kết quả đáng mừng.
Tóm lại, các biện pháp đề xuất để xây dựng TCBHH tại nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là phù hợp với nhà trường và có thể áp dụng ở các trường THCS khác trên địa bàn có điều kiện tương tự.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận: Đề tài đã giải quyết các nhiệm vụ đề ra, bao gồm:
- Luận văn đã nghiên cứu lý luận về tổ chức, tổ chức biết học hỏi, về đặc điểm tổ chức nhà trường Trung học cơ sở, đặc điểm của một tổ chức biết học hỏi, nội dung cơ bản của các thành tố trong việc xây dựng một tổ chức biết học hỏi và đi đến khẳng định tổ chức của mình có thể trở thành tổ chức biết học hỏi để phát huy tác dụng của tập thể trong việc thực hiện sứ mệnh của đơn vị.
- Từ những định hướng của lý luận, tác giả đã nghiên cứu thực trạng của tổ chức nhà trường, dấu hiệu của nhà trường để trở thành một tổ chức biết học hỏi, xem xét mức độ phát triển và mức độ tích cực của các thành viên trong nhà trường, tìm hiểu thực trạng vai trò quản lý của lãnh đạo nhà trường đối với việc xây dựng tổ chức, và những cách thức mà lãnh đạo nhà trường thường xuyên thực hiện để xây dựng tổ chức cũng như mong muốn của các thành viên đối với lãnh đạo nhà trường trong việc thực hiện các bước xây dựng tổ chức đó.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng, đề tài đề xuất những biện pháp xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi mà cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường cần phải sử dụng và có thể sử dụng trong việc xây dựng tổ chức nhà trường để nhà trường trở thành một TCBHH. Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm ý kiến của các chuyên gia quản lý giáo dục về sự cần thiết và khảo sát tính khả thi của các biện pháp tại nhà trường trước khi đưa vào luận văn.
Đóng góp của luận văn là áp dụng tư tưởng về xây dựng tổ chức nhà trường thành một TCBHH. Đồng thời, luận văn còn đưa ra các biện pháp quản lý dành cho lãnh đạo trường Trung học cơ sở trên địa bàn có điều kiệnn tương tự như trường THCS Phù Lỗ để xây dựng thành công TCBHH.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn
Mô hình xây dựng Tổ chức biết học hỏi trong nhà trường là một mô hình xây dựng tổ chức tiến bộ, có rất nhiều yếu tố tích cực và có thể phát huy hiệu quả các hoạt động trong nhà trường. Đây là một mô hình nên được áp