2.1.2.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là việc nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh bằng những phƣơng pháp kết hợp với các lý thuyết kinh tế để phân tích, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và những nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh, nhằm làm rõ chất lƣợng hoạt động kinh doanh và các nguồn lực tiềm năng cần đƣợc khai thác.Từ đó, đề ra các phƣơng án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. (Phạm Văn Dƣợc, 2008, trang 9)
2.1.2.2 Đối tượng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính mà cụ thể hơn là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Những nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
Vậy đối tƣợng của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hƣớng đến kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng và đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. (Phạm Văn Dƣợc, 2008, trang 10)
2.1.2.3 Vai trò phân tích hoạt đông kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm năng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến quy chế quản lý kinh doanh.
22
Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng nhƣ những hạn chế trong doanh nghiệp của mình.Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. (Phạm Văn Dƣợc, 2008, trang 14)
2.1.2.4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
Đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả tính đƣợc so vơi mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu đã xây dựng trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành các quy định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nƣớc ban hành. Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá làm cơ sở định hƣớng để nghiên cứu sâu hơn ở các bƣớc sau nhằm làm rõ các vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm.
Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình thực hiện kế hoạch và tìm ra nguyên nhân gây nên sự biến động của các trị số nhân tố đó.
Phát hiện tiềm năng cần khai thác, đề ra giải pháp khắc phục điểm yếu và phát huy thế mạnh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng phƣơng án kinh doanh nhằm xem xét, dự báo, dự toán mục tiêu đạt đƣợc trong tƣơng lai. (Phạm Văn Dƣợc, 2008, trang 15)
2.1.2.5 Phân tích doanh thu
a. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích doanh thu
Doanh thu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tái sản xuất của một doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích doanh thu sẽ cho chúng ta thấy những nhân tố ảnh hƣởng làm cho việc thực hiện doanh thu không đúng nhƣ kế hoạch đề ra. Từ đó có những giải pháp giúp nâng cao tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.
b. Nội dung phân tích
- Phân tích tình hình kinh doanh và biến động doanh thu nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc không hoàn thành kế hoạch hoặc các nguyên nhân làm tốc độ phát triển doanh thu giảm để đơn vị tìm cách khắc phục.
23
+ Sản lƣợng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ: xác định mức độ tăng, giảm sản lƣợng của các sản phẩm ảnh hƣởng đến tổng doanh thu nhƣ thế nào, nhân tố nào ảnh hƣởng nhiều nhất từ đó có biện pháp tăng sản lƣợng tiêu thụ để đạt doanh thu cao nhất.
+ Giá cả: doanh thu không những chịu ảnh hƣởng bởi khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ mà còn chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố giá cả. Khi khối lƣợng tiêu thụ tăng lên thì giá cả hàng hoá tiêu thụ có thể giảm nhƣng vẫn đảm bảo doanh thu mang lại bù đắp đƣợc chi phí sản xuất, kinh doanh bỏ ra. Do đó, phân tích doanh thu theo yếu tố giá cả sẽ giúp cho đơn vị có chính sách giá hợp lý có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành nhằm cực đại doanh thu.
- Phân tích doanh thu theo kết cấu mặt hàng: phân tích tốc độ phát triển doanh thu của từng mặt hàng và ảnh hƣởng của mặt hàng này đến tốc độ phát triển doanh thu chung của cả đơn vị. Từ đó xác định mặt hàng nào có tiềm năng phát triển để có chính sách ƣu tiên đầu tƣ.
2.1.2.6 Phân tích chi phí
a. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích chi phí
Một trong những mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là sử dụng chi phí một cách có hiệu quả để có điều kiện tăng lợi nhuận. Khi phân tích tiến hành xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu chi phí để doanh nghiệp xác định đƣợc nguyên nhân làm tăng giảm chi phí và từ đó có biện pháp khắc phục.
b. Nội dung phân tích chi phí
- Phân tích tình hình biến động chi phí theo cơ cấu thành phần chi phí, theo cơ cấu sản phẩm, theo địa bàn.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí
- Phân tích chi phí theo kết cấu hàng hoá tiêu thụ: mỗi loại sản phẩm hàng hóa thƣờng có những mức chi phí bình quân khác nhau và các chi phí bình quân đó cũng khác nhau ở những bộ phận khác nhau của doanh nghiệp. Khi gia tăng sản phẩm hàng hoá này, hoặc giảm sản phẩm hàng hóa kia đều làm cho các chỉ tiêu của chi phí thay đổi.
2.1.2.7 Phân tích lợi nhuận
a. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận
Tất cả các doanh nghiệp đều có mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận. Việc phân tích lợi nhuận sẽ cho chủ doanh nghiệp cũng nhƣ những nhà đầu tƣ
24
thấy đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng làm biến động lợi nhuận, trên cơ sở đó đề ra các quyết định đầu tƣ, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
b. Nội dung phân tích
- Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. - Phân tích lợi nhuận theo kết cấu từng nhóm hàng.
- Phân tích các nhân tố làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp + Doanh thu bán hàng: ảnh hƣởng cùng chiều với lợi nhuận
+ Giá vốn hàng bán: ảnh hƣởng ngƣợc chiều với lợi nhuận kinh doanh. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: ảnh hƣởng ngƣợc chiều với lợi nhuận.