Nợ xấu theo ngành

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 73)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.4.2 Nợ xấu theo ngành

Bảng 4.14: Nợ xấu theo ngành của NHNo&PTNT huyện Càng Long

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp - thủy sản 1.798 42,31 507 32,71 815 47,00 (1.291) (71,80) 308 60,65

Công nghiệp - xây dựng 522 12,27 181 11,68 191 11,00 (341) (65,33) 10 5,32

Thƣơng mại - dịch vụ 1.798 42,31 746 48,13 683 39,43 (1.052) (58,51) (63) (8,41)

Ngành khác 132 3,11 116 7,48 45 2,57 (16) (12,12) (71) (61,53)

Tổng 4.250 100 1.550 100 1.733 100 (2.700) (63,53) 183 11,81

Xét về mặt tổng thể: trong tình trạng chung về nợ xấu trong 3 năm từ 2010 đến 2012, với thực trạng chung nhƣ khi xét nợ xấu theo thời hạn, cơ cấu nợ xấu theo ngành cũng giảm xuống rồi tăng lên qua các năm. Bên cạnh đó, cũng nhƣ cơ cấu theo ngành trong tổng dƣ nợ, nợ xấu trong ngành nông nghiệp – thủy sản và thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ qua 3 năm từ 2010 đến 2012 (hai ngành này luôn chiếm tỷ trọng từ 32% đến 47%).

Ngành nông nghiệp – thủy sản: chịu ảnh hƣởng không nhỏ từ thời tiết và dịch bệnh, lợi nhuận của ngƣời sản xuất khả quan khi dịch bệnh chuyển biến tích cực, thiên nhiên ƣu ái và ngƣợc lại khi gặp điều kiện không thuận lợi. Vì lý do đó, ở năm 2011, thời tiết thuận lợi cho sản xuất, ngoài ra giá cả hàng hóa nông sản ổn định giúp ngƣời dân sản xuất nông nghiệp có đƣợc nguồn thu nhập ổn định và khả quan hơn. Vì vậy tỷ lệ nợ xấu năm 2011 đã giảm so với năm 2010 một mức đáng ghi nhận. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu trong ngành nông nghiệp – thủy sản đã giảm 1,3 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 71,8%) so với năm 2010. Sang năm 2012, tuy đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, năm 2012 là một năm đƣợc mùa, nhƣng giá cả hàng hóa nông sản lại không ổn định, gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngƣời dân sản xuất, chính vì vậy nợ xấu trong ngành nông nghiệp – thủy sản đã tăng lên 308 triệu (tƣơng đƣơng 60,65%) so với năm 2011.

Ngành công nghiệp xây dựng: với tình trạng chung về sự sụt giảm của tỷ lệ nợ xấu ở năm 2011 và lại tăng lên vào năm 2012, nợ xấu trong ngành công nghiệp xây dựng cũng vậy. Nếu năm 2011 tỷ lệ nợ xấu giảm 341 triệu đồng (tƣơng đƣơng 65,33%) so với năm 2010 thì sang năm 2012 tỷ lệ này lại tăng lên 10 triệu đồng (tƣơng đƣơng 5,32%) so với năm 2012. Tuy tỷ lệ nợ xấu trong ngành công nghiệp xây dựng có tăng ở năm 2012 nhƣng chƣa hẳn đã gây ảnh hƣởng quá xấu đến công tác quản lý nợ của ngân hàng. Vì dù có tăng, nhƣng nợ xấu ở ngành này tăng không cao xét về mặt số tuyệt đối hay tƣơng đối.

Ngành thƣơng mại – dịch vụ: đồng hành cùng tỷ trọng trong tổng dƣ nợ, thƣơng mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu nợ xấu (luôn chiếm trên dƣới 40% trong tổng nợ xấu). Khác với nông nghiệp – thủy sản hay công nghiệp xây dựng, nợ xấu đối với ngành thƣơng mại dịch vụ giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011, nợ xấu đã giảm hơn 1 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 58,51%) so với năm 2010, sang năm 2012 nợ xấu lại giảm 63 triệu đồng (tƣơng đƣơng

8,41%) so với năm 2011. Thành quả này có đƣợc là do ngành có sự phát triển tốt do sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phƣơng. Đây là dấu hiệu khả quan trong việc xem xét cho vay trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ trong thời gian tới đối với bản thân ngân hàng.

Nợ xấu đối với các ngành khác: Với đối tƣợng chao vay chủ yếu là các hộ có nhu cầu tiêu dùng có thu nhập khá nên trong những năm qua nợ xấu ở nhóm này không cao (chiếm trên dƣới 5%) trong tổng nợ xấu. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong các ngành này giảm qua các năm đã tạo ra sự ảnh hƣởng tích cực trong công tác quản lý nợ của ngân hàng. Cụ thể năm 2011, tỷ lệ nợ xấu đã giảm 12,12% so với năm 2010, sang năm 2012, nợ xấu đã giảm 61 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 61,53%) so với năm 2011. Nhƣ vậy tỷ lệ nợ xấu giảm dần, tạo nên một triển vọng trong công tác cho vay của ngân hàng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 73)