Tình hình nợ xấu của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 67)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.4 Tình hình nợ xấu của ngân hàng

Nợ xấu là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải quan tâm phân tích, nó là chỉ tiêu quan trong nhất để đánh giá chất lƣợng các khoản nợ của ngân hàng. Nợ xấu càng cao, ngân hàng càng gặp khó khăn trong hoạt động mà hậu quả xấu nhất là phá sản. Quan tâm đến nợ xấu là quan tâm đến sự sống còn của ngân hàng, nhận thấy đƣợc sự quan trọng này, ba năm qua NHNo&PTNT huyện Càng Long đã tiến hành rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ xấu này.

BẢNG 4.12: NỢ XẤU CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 3 1.506 35,44 934 60,26 645 37,22 (572) (37,98) (289) (30,94) Nợ nhóm 4 2.451 57,67 543 35,03 303 17,48 (1.908) (77,85) (240) (44,2) Nợ nhóm 5 293 6,89 73 4,71 785 45,30 (220) (75,09) 712 975,34 Tổng 4.250 100 1.550 100 1.733 100 (2.700) (63,53) 183 11,81

Xét về mặt tổng thể: ta thấy rằng trong cơ cấu các nhóm nợ xấu, nợ nhóm 3 luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm. Riêng năm 2012, nợ nhóm 5 lại chiếm tỷ trọng cao nhất, nguyên nhân do công tác xử lý rủi ro của ngân hàng trong giai đoạn này đã làm tăng tỷ trọng nợ nhóm 5 trong cơ cấu các nhóm nợ xấu lên so với các năm trƣớc. Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng tình hình nợ xấu ở ngân hàng có sự biến động không đều, khi giảm khi tăng. Cụ thể nếu năm 2011 nợ xấu đã giảm đƣợc 2,7 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 63,53%) so với năm 2010, nguyên nhân do ngƣời dân sản xuất đƣợc mùa nên việc trả nợ của ngƣời dân đã chủ động hơn. Sang năm 2012, tỷ lệ nợ xấu lại tăng thêm 11,81% so với năm 2011, với nguyên nhân chính là do giá cả biến động nhiều trong giai đoạn này. Ngƣời dân sản xuất trong tình trạng đƣợc mùa nhƣng mất giá, ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, trong đó bao gồm trả nợ vay ngân hàng.

Nợ nhóm 3: đây là nhóm nợ dƣới tiêu chuẩn, nhóm nợ này thƣờng quá hạn từ 91 đến 180 ngày. Xét về mặt cơ cấu, nợ nhóm 3 là nhóm nợ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các nhóm nợ khác trong tổng nợ xấu. Đây là nhóm nợ xấu thƣờng xuyên gặp nhất đối với NHNo&PTNT huyện Càng Long, vì đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng là ngƣời dân sản xuất nông nghiệp, cụ thể là sản xuất lúa, khi có một vụ lúa không đƣợc mùa sẽ ảnh hƣởng đến thời hạn trả nợ trong thời gian 3 đến 6 tháng. Qua ba năm 2010 đến 2012, nợ nhóm 3 tại NHNo- &PTNT huyện Càng Long luôn giảm so với năm trƣớc. Cụ thể năm 2011 đã giảm 572 triệu đồng (tƣơng đƣơng 37,98%) so với năm 2011. Sang năm 2012, nợ nhóm 3 lại giảm 289 triệu đồng (tƣơng đƣơng 30,94%) so với năm 2011. Để thu đƣợc kết quả trên là do sự quan tâm chặc ch của cán bộ ngân hàng, cụ thể là việc theo dõi và xử lý nợ xấu của cán bộ tín dụng.

Nợ nhóm 4: hay nhóm nợ nghi ngờ, trong công tác ngân hàng, nợ nhóm 4 là các nhóm nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Cũng với những thành công của việc theo dõi nợ nhóm 3, cán bộ tín dụng của ngân hàng đã quản lý tốt nợ nhóm 4 trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2012. Nợ nhóm 4 giảm liên tục qua các năm. Cụ thể nếu năm 2011, nợ nhóm 4 giảm 1,9 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 77,85%) thì sang năm 2012, nợ nhóm 4 lại tiếp tục giảm 44,2%, tức là giảm 240 so với năm 2011. Qua quá trình xử lý rủi ro của cán bộ tín dụng, nợ nhóm 4 có thể tăng lên hoặc giảm xuống, nhƣng không chứng minh đƣợc nợ xấu nhóm 4 tăng hay

giảm là do ảnh hƣởng tuyệt đối của việc hoàn trả nợ vay của khách hàng. Do nợ nhóm 4 có thể tăng lên do các khoản nợ có thể đƣợc chuyển từ nợ nhóm 3 sang, hoặc nợ nhóm 4 có thể giảm xuống do đã đƣợc chuyển sang nợ nhóm 5 sau công tác xử lý rủi ro. Tuy nhiên, khi có một nhóm nợ xấu giảm đi, đồng nghĩa với việc hoạt động tín dụng của ngân hàng đã có những bƣớc khởi sắc xét về mặt lý thuyết. Đây là thành công đáng ghi nhận của đội ngủ cán bộ tín dụng ngân hàng.

Nợ nhóm 5: nhóm nợ có khả năng mất vốn. Trong cơ cấu quản lý nợ xấu, nhóm nợ này chịu nhiều rủi ro nhất và phải chờ đến những biện pháp mạnh để có thể xử lý những nhóm nợ này. Có sự biến động lớn về tỷ lệ tăng giảm nhóm nợ này. Nếu năm 2011 nợ nhóm 5 giảm 220 triệu đồng (tƣơng đƣơng 75,09%) thì năm 2012 lại có sự tăng đột ngột. Nợ nhóm 5 tăng lên 712 triệu đồng (tăng 975,34%) với nguyên nhân chính là do công tác xử lý rủi ro năm 2012, việc chuyển nhóm nợ các nhóm nợ xấu ở các nhóm 3,4 sang nhóm 5 tạo nên sự tăng đột ngột này. Chuyển sang nợ nhóm 5 đồng nghĩa với việc thu nợ bằng các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo nợ của khách hàng sẽ đƣợc tiến hành trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 67)