Dƣ nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 65)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.3.3 Dƣ nợ theo thành phần kinh tế

BẢNG 4.11: DƢ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp tƣ nhân 4.221 1,47 3.410 1,21 2.811 0,85 (811) (19,21) (599) (17,57)

Hộ cá thể 282.315 98,53 278.592 98,79 326.572 99,15 (3.723) (1,32) 47.980 17,22

Xét về mặt tổng thể: theo thành phần kinh tế, NHNo&PTNT huyện Càng Long chỉ cho vay ở hai thành phần là doanh nghiệp tƣ nhân và hộ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Thực tế, cả hai thành phần kinh tế này phần chịu tác động trực tiếp của sự biến động nền kinh tế, một phần chịu tác động của thời tiết và dịch bệnh. Vì vậy trong thực trạng nền kinh tế gặp bất ổn năm 2010 và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi trong năm này đã dẫ đến công tác thu nợ đƣợc đẩy mạnh, hạn chế cho vay, nên dƣ nợ trong giai đoạn này đã giảm 4,5 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 1,58%) so với năm 2010. Sang năm 2012, khi đã gặp thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tƣ nhân và hộ sản xuất kinh doanh, tình hình thu nợ đã tăng trở lại ở mức 47 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 16,8%) so với năm 2011.

Đối với doanh nghiệp tƣ nhân: chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng dƣ nợ (chỉ ở mức trên dƣới 1%). Dƣ nợ đối với doanh nghiệp tƣ nhân cũng chịu tác động của biến động của nền kinh tế nên đã có những thay đổi qua các năm. Cụ thể là do tác động của nền kinh tế, dƣ nợ năm 2011 giảm 811 triệu đồng (tƣơng đƣơng 19,21%) so với năm 2010. Đến năm 2012, dƣ nợ đối với doanh nghiệp tƣ nhân lại giảm 599 triệu đồng (tƣơng đƣơng 17,57%). Với nguyên nhân dù nền kinh tế đã đi vào ổn định, nhƣng thành phần này chịu tác động rất quan trọng bởi nền kinh tế, nên mức độ đầu tƣ sẽ tăng từng bƣớc, không phải tăng vƣợt bật nhƣ các ngành khác ít nhạy cảm với biến động của nền kinh tế.

Hộ cá thể: nhƣ đã đề cập, do ảnh hƣởng của thời tiết, dịch bệnh và một phần tác động của nền kinh tế vĩ mô. Năm 2011 dƣ nợ đối với hộ cá thể giảm 3,7 tỷ (tƣơng đƣơng 1,32%) so với năm 201. Sang năm 2012, dƣ nợ đối với thành phần hộ sản xuất kinh doanh đã tăng lên gần 48 tỷ (tƣơng đƣơng 17,22 tỷ đồng) do tác động tích cực của thời tiết và nền kinh tế vĩ mô.

Nhƣ vậy, với biến động cụ thể của doanh số cho vay và doanh số thu nợ đã ảnh hƣởng trực tiếp đến dƣ nợ của ngân hàng. Xét về mặt lý thuyết, dƣ nợ tăng hứa hẹn một nguồn thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng, nhƣng điều này không có nghĩa dƣ nợ giảm sẽ ảnh hƣởng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, vì có thể là do nguyên nhân ngân hàng đã có những biện pháp thiết thực trong công tác thu nợ, làm cho doanh số thu nợ tăng cao hơn doanh số cho vay, điều này nhằm hạn

chế rủi ro trong cho vay, nên không hẳn dƣ nợ giảm sẽ là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận trong quá trình kinh doanh của ngân hàng gặp vấn đề.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 65)