Đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 – 2012 của ngân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 38)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.1.2Đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 – 2012 của ngân

có xu hƣớng tăng về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn qua các năm kinh doanh. Cụ thể năm 2010, tỷ trọng vốn huy động chiếm hơn 50% vốn huy động. Sau sự biến động của nền kinh tế tạo nên lạm phát làm cho lãi suất tăng lên cao, nguồn vốn huy động tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng hơn 70% trong tổng nguồn vốn ở năm 2011. Đến năm 2012, nhƣ đã đề cập, nguồn vốn huy động giảm do bất ổn của nền kinh tế, tỷ trọng vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở tăng trong tổng nguồn vốn. Nếu năm 2011 tỷ trọng vốn điều chuyển là 27,42% trong tổng nguồn vốn thì năm 2012 vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở tăng lên 30,55%. Ta có thể kết luận rằng nguồn vốn huy động bị ảnh hƣởng trực tiếp từ sự biến động của nền kinh tế vĩ mô, từ đó dẫn đến sự thay đổi nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở tỷ lệ nghịch với biến động của nguồn vốn huy động.

Nhƣ vậy, qua ba năm từ năm 2010 – 2012, nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn tăng so với năm trƣớc, vì vậy vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở đƣợc giảm bớt qua các năm. Điều này có nghĩa ngân hàng sẽ giảm bớt đƣợc một phần chi phí trong kinh doanh, do khi vay vốn từ ngân hàng hội sở, ngân hàng sẽ phải chi trả một khoản lãi để sử dụng nguồn vốn này. Khi không lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay từ ngân hàng hội sở, ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn trong kinh doanh. Công tác huy động vốn thành công, nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở đƣợc giảm bớt, nhƣ vậy ngân hàng đã thu đƣợc những thành công nhất định trong huy động vốn, góp phần vào thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm hoạt động.

4.1.2 Đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 – 2012 của ngân hàng hàng

Xét về mặt hình thức huy động, vốn huy động của ngân hàng đến từ hai nguồn: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Về mặt tổng giá trị, lƣợng vốn huy động của ngân hàng trong ba năm 2010 – 2012 đang có chiều hƣớng tăng dần.

BẢNG 4.2: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TG có kỳ hạn 80.230 51,04 140.243 59,30 120.338 41,98 60.013 74,80 (19.905) (14,19) TG không kỳ hạn 76.961 48,96 96.243 40,70 166.338 58,02 19.282 25,05 70.095 72,83 Tổng 157.191 100 236.486 100 286.676 100 79.295 50,45 50.190 21,22

Xét về mặt cơ cấu: tỷ trọng hai nguồn vốn từ tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động thƣờng sắp xỉ nhau và có chênh lệch không lớn. Tiền gửi có kỳ hạn thƣờng là các khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn thƣờng là các khoản tiền gửi thanh toán và các khoản trả lƣơng qua th ATM của hệ thống ngân hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn: Có thể nói đây là nguồn vốn mang tính sống còn của ngân hàng. Vốn mang đặc tính ổn định cao, tiền gửi tiết kiệm càng cao càng thuận lợi cho việc phát triển của ngân hàng. Với lý do tiền gửi có kỳ hạn (trong trƣờng hợp này là tiền gửi tiết kiệm) là các khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng với một thời hạn nhất định ở kỳ lãnh lãi và gốc. Có nghĩa là ngân hàng có thể chủ động cân đối đƣợc việc sử dụng vốn hoạt động trong thời gian nhất định (theo các kỳ hạn của các khoản tiền gửi), từ đó công tác đi vay để cho vay sẽ đƣợc thực hiện hiệu quả hơn. Có thể thấy rằng nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm. Năm 2011, nguồn vốn này tăng lên khá cao (tăng 74,8%) so với năm trƣớc. Để có đƣợc kết quả tiền gửi từ dân cƣ tăng, Ban Lãnh đạo ngân hàng đã luôn có những quan tâm sâu sắc đến việc huy động vốn, bằng việc khoán huy động cho các nhân viên, hiệu quả huy động đã đƣợc nâng cao. Tuy nhiên đến năm 2012 lƣợng tiền gửi có kỳ hạn vào ngân hàng giảm một lƣợng bằng 14,19% so với năm 2011. Nguyên nhân do khi lãi suất giảm, ngƣời dân chuyển hƣớng đầu tƣ vào các lĩnh vực khác có khả năng sinh lợi cao hơn.

Tiền gửi không kỳ hạn: ngƣợc lại với tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định không cao vì có thể sẽ đƣợc khách hàng sử dụng bất cứ lúc nào. Năm 2011 nguồn tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng so với năm 2010 tăng 19 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 25,05%) đến năm 2012 các khoản tiền gửi không kỳ hạn lại tăng do nền khi kinh tế đi vào ổn định, ngƣời dân ý thức đƣợc những thuận lợi của việc thanh toán không dùng tiền mặt, và một phần do các cơ quan, đơn vị trong huyện đẩy mạnh công tác chuyển lƣơng qua th , mà ngân hàng đƣợc lựa chọn là NHNo&PTNT.

Nhƣ vậy, tiền gửi là nguồn vốn quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng hoạt động ở hai lĩnh vực quan trọng sống còn là cho vay và huy động vốn. Hay nói khác hơn kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là đi vay để cho vay,

từ đó ngân hàng sẽ thu lợi từ khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Cho nên nguồn vốn huy động có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xét về nguồn vốn huy động của bản thân NHNo&PTNT huyện Càng Long, với những chiến lƣợc riêng, ngân hàng đã duy trì và tăng nguồn vốn huy động qua các năm ở mức ổn định. Điều này có chứng minh năng lực hoạt động của ngân hàng nói chung và sự nổ lực của đội ngủ cán bộ nhân viên ngân hàng nói riêng, đặc biệt là nổ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng, với việc giao khoán chỉ tiêu vốn huy động cho từng cán bộ tín dụng đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động qua các năm của ngân hàng. Nhìn chung cơ cấu tiền gửi của ngân hàng không có nhiều biến động qua các năm. Dù không cho nhiều sự chuyển biến nổi bật về cơ cấu nguồn vốn huy động, bản thân ngân hàng vẫn đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh, cụ thể là mục tiêu lợi nhuận. Nhƣ vậy ngân hàng đã và đang duy trì cơ cấu tiền gửi một cách ổn định và không cần thay đổi quá lớn. Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng vẫn đang trong tình trạng ổn định lâu dài.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ảnh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu đƣợc hay chƣa trong một thời gian nhất định. Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT huyện Càng Long không ngừng đẩy mạnh công tác tín dụng, mở rộng đối tƣợng cũng nhƣ ngành nghề cho vay. Tuy nhiên, hộ sản xuất vẫn là khách hàng chủ yếu của ngân hàng, luôn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong doanh số cho vay.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

BẢNG 4.3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 251.862 68,21 303.665 73,50 364.870 70,16 51.803 20,57 61.205 20,16 Trung và dài hạn 117.402 31,79 109.474 26.50 155.177 29,84 (7.928) (6,75) 45.703 41,75 Tổng 369.264 100 413.139 100 520.047 100 43.875 11,88 106.908 25,88

Xét về mặt tổng doanh số cho vay theo thời hạn từ năm 2010 đến năm 2012 của NHNo&PTNT huyện Càng Long đều tăng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn tăng trƣởng liên tục là yếu tố đóng góp phần lớn vào sự tăng trƣởng trên.

Xét về mặt cơ cấu: có thể thấy rằng cho vay ngắn hạn luôn là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay ở từng năm (luôn chiếm trên dƣới 70%) trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân do đối tƣợng cho vay của NHNo&PTNT huyện Càng Long thƣờng là trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với số vốn ở mỗi món vay thƣờng ở mức đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất vừa và nhỏ, thời hạn vay ngắn sẽ thích hợp và giúp giảm bớt gánh nặng về lãi suất cho ngƣời dân sản xuất nông nghiệp.

Cho vay ngắn hạn: Đây là hình thức cho vay có thới hạn đến 12 tháng nhằm mục đích tài trợ vốn lƣu động thiếu hụt trong sản xuất. Hình thức này rất phù hợp với đặc điểm của hộ sản xuất. Có thể thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn từ năm 2010 đến năm 2012 của NHNo&PTNT huyện Càng Long đều tăng ở mức 20% so với năm trƣớc. Nguyên nhân do đối tƣợng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thƣờng là hộ sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ, nhu cầu vốn vay hổ trợ sản xuất thƣờng chỉ cần trong thời hạn ngắn. Vì vậy dù lãi suất có sự biến động, hộ sản xuất vẫn có nhu cầu vay vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Cho vay trung và dài hạn: Có thể thấy rằng doanh số cho vay trung và dài hạn ở năm 2011 so với năm 2010 có sự sụt giảm (giảm 6,75%). Nguyên nhân do lãi suất cho vay trong giai đoạn này tăng, vì vậy ngƣời dân không dám mạo hiểm trong việc vay vốn trong thời hạn dài, nhằm hạn chế gánh nặng lãi suất và hạn chế rủi ro lãi suất lại tiếp tục tăng trong giai đoạn kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoản. Sang năm 2012, doanh số cho vay tăng trở lại 45,7 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 41,75%) so với năm 2011. Nguyên nhân nhƣ đã đề cập, sau khủng hoảng kinh tế năm 2011, sang năm 2012, nền kinh tế đi vào ổn định, tỷ lệ lạm phát không còn quá cao, vì vậy trong giai đoạn này lãi suất đã sụt giảm và đi vào ổn định. Điều này thúc đẩy ngƣời dân mạnh dạng dùng nguồn vốn vay trung và dài hạn từ ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì các nguyên nhân trên đã ảnh hƣởng làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn tăng ở năm 2012 so với năm 2011.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành

BẢNG 4.4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp - thủy sản 152.996 41,43 168.094 40,69 223.620 43,00 15.098 9,87 55.526 33,03

Công nghiệp - xây dựng 8.785 2,38 6.267 1,52 7.801 1,50 (2.518) (28,66) 1.534 24,47

Thƣơng mại - dịch vụ 126.361 34,22 139.821 33,84 192.417 37,00 13.460 10,65 52.596 37,62

Ngành khác 81.122 21,97 98.957 23,95 96.209 18,50 17.835 21,99 (2.748) (2,78)

Tổng 369.264 100 413.139 100 520.047 100 43.875 11,88 106.908 25,878

Xét về mặt cơ cấu: ngành nông nghiệp – thủy sản luôn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh số cho vay theo nghành. Ngoài ra, thƣơng mại dịch vụ cũng là ngành chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong cơ cấu. Nguyên nhân do trên địa bàn huyện Càng Long, ngƣời dân chủ yếu sinh sống bằng các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, vì vậy doanh số cho vay của ngành này luôn cao hơn các ngành khác trong cơ cấu doanh số cho vay theo nghành của ngân hàng. Bên cạnh đó, công nghiệp – xây dựng và một số ngành khác cũng góp phần làm nên cơ cấu doanh số cho vay theo ngành của ngân hàng thêm phong phú.

Ngành nông nghiệp – thủy sản: luôn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu (luôn chiếm trên 40%) tỷ trọng của các ngành cho vay. Ta thấy rằng năm 2011 doanh số cho vay của ngành nông nghiệp – thủy sản tăng lên 15 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 9,8%) so với năm 2010. Với thực trạng chung, ngƣời dân huyện Càng Long sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất là không thể thiếu, nên việc vay vốn từ ngân hàng để hỗ trợ sản xuất là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này do ảnh hƣởng của thời tiết, dịch bệnh xãy ra đối với cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là dịch bệnh heo tai xanh gia tăng mạnh, nên ngƣời dân hạn chế đầu tƣ trong các lĩnh vực này. Về phía ngân hàng cũng cân nhắc kỹ khi cho vay với các đối tƣợng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp – thủy sản năm 2011 so với năm 2010 có tăng nhƣng với tỷ lệ không cao. Sang năm 2012, tỷ lệ tăng doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp – thủy sản tăng vƣợt bật (tăng 33,03%). Nguyên nhân do đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền hƣớng dẫn các kỹ thuật nuôi trồng phù hợp với thời tiết. Đồng thời trong giai đoạn này, dịch bệnh đã đƣợc lắng xuống nên việc sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân đƣợc nhiều thuận lợi hơn. Sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa, nông dân mở rộng sản xuất kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô lớn. Ngoài ra, các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng, triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh bằng nguồn giống tôm nhân tạo trên địa bàn xã Đức Mỹ thuộc huyện Càng Long. Các nguyên nhân trên dẫn đến nhu cầu vay vốn của ngƣời dân tăng lên. Vì vậy ngân hàng cũng mạnh dạng hơn trong việc tăng doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp – thủy sản.

Ngành công nghiệp – xây dựng: chiếm một tỷ trọng không cao trong cơ cấu các ngành. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp – xây dựng trong huyện vẫn còn yếu kém, chủ yếu là ngành xay sát lúa gạo và chế biến dừa. Chƣa phong phú về mặt ngành nghề, chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ và mức thu nhập của ngƣời dân trong huyện còn hạn chế, dẫn đến nhu cầu vay vốn trong ngành công nghiệp – xây dựng không cao. Doanh số cho vay năm 2011 so với năm 2010 giảm 2,5 tỷ (tƣơng đƣơng 28,66%) nguyên nhân do giai đoạn này nền kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay tăng cao làm cho ngƣời dân ngần ngại đầu tƣ để hạn chế rủi ro. Khi nền kinh tế ổn đinh hơn, ngƣời dân mạnh dạng đầu tƣ, nhu cầu vay vốn tăng, dẫn đến doanh số cho vay năm 2012 tăng 1,5 tỷ (tƣơng đƣơng 24,47%) so với năm 2011.

Ngành thƣơng mại dịch vụ: Đây là những khoản tín dụng đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực bán buôn và bán l , vận tải kho bãi, thông tin truyền thông, y tế, giáo dục… doanh số cho vay ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng liên tục tăng qua ba năm, trong đó năm 2011 tăng 13 tỷ đồng, năm 2012 tăng 52 tỷ đồng (số tƣơng đối lần lƣợt là 10,65% và 37,62%) so với năm trƣớc đó. Kết quả này chủ yếu từ việc kinh tế huyện đã phát triển mạnh hơn, ngành thƣơng mại dịch vụ phát triển mạnh về thành phần tham gia, qui mô lẫn chủng loại hàng hóa. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng huyện ngày càng hoàn chỉnh giúp cho các hoạt động thƣơng mại dịch vụ ngày càng thông suốt, trôi chảy, nên ngày càng có nhiều đối tƣơng tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực này, dẫn đến nhu cầu cao, doanh số cho vay tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành khác: ngoài các ngành chủ yếu nêu trên, NHNo&PTNT huyện Càng Long còn cho vay một số ngành khác nhƣ: cho vay tiêu dùng, mua sắm trang thiết bị phục vụ đời sống, cho vay theo quỉ lƣơng đối với giáo viên, thấu chi lƣơng,…Ta thấy rằng năm 2011, doanh số cho vay ở các ngành này tăng lên 17,8 tỷ (tƣơng đƣơng 22%), nguyên nhân do đời sống vật chất của các hộ dân đƣợc nâng cao nên nhu cầu mua sắm trang thiết bị cũng tăng lên. Tuy nhiên sang năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 38)