Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm 2010 2012

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 36)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm 2010 2012

Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu đến từ hai nguồn: vốn huy động từ xã hội và vốn điều chuyển (vốn vay từ trụ sở). Trong ba năm qua, tổng nguồn vốn của ngân hàng đều tăng. Đây là một kết quả tất yếu trong quá trình phát triển của bất cứ một ngân hàng nào.

BẢNG 4.1: NGUỒN VỐN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (% ) Vốn huy động 157.191 236.486 286.676 79.295 50,45 50.190 21,22 Vốn điều chuyển 135.081 89.352 126.121 (45.729) (33,85) 36.769 41,15 Tổng 292.272 325.838 412.797 33.566 11,49 86.959 26,69

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long)

Tổng nguồn vốn: trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng gồm có hai thành phần chính là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn do bản thân ngân hàng huy động từ các thành phần kinh tế và phải trả một khoảng lãi tƣơng đƣơng để đƣợc sử dụng các khoảng vốn này. Bên cạnh đó vốn điều chuyển là nguồn vốn vay từ ngân hàng hội sở khi ngân hàng không đủ vốn trong quá trình hoạt động, khi đó để sử dụng đƣợc nguồn vốn vay từ ngân hàng hội sở, bản thân ngân hàng sẽ phải chi trải một khoảng lãi cao hơn so với lãi suất khi huy động từ các thành phần kinh tế. Xét về mặt tổng nguồn vốn, quy mô nguồn vốn của ngân hàng trong ba năm qua liên tục đƣợc mở rộng, cụ thể năm 2011 tổng nguồn vốn của ngân hàng đã tăng 33,5 tỷ đồng (tƣơng đƣơng tăng 11,49%) so với năm 2010, năm 2012 nguồn vốn tăng so với năm 2011 một lƣợng

87 tỷ đồng (tƣơng ứng với 26,69%). Điều này đã chứng minh đƣợc rằng, họat động của ngân hàng đạt hiệu quả tốt và đang có bƣớc tăng trƣởng ổn định.

Vốn huy động: ta thấy rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự biến động qua các năm nghiên cứu. Nhìn chung, nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm. Cụ thể năm từ năm 2010 sang năm 2011, nguồn vốn huy động đã tăng 79,295 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 50,45%). Nguyên nhân do ảnh hƣởng chung của nền kinh tế. Năm 2011, lạm phát tăng, lãi suất tiền gửi tăng theo, vì vậy kích thích nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, thay vì đầu tƣ, các chủ thể kinh tế sẽ gửi tiền vào ngân hàng để thu đƣợc lợi nhuận và hạn chế đƣợc rủi ro khi đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh doanh khác. Đến năm 2012, nguồn vốn này vẫn tăng nhƣng với tỷ lệ thấp hơn (tăng 21,22%) so với năm 2011. Với nguyên nhân nền kinh tế trở lại trạng thái ổn định, lãi suất tiền gửi cũng giảm, vì vậy nguồn vốn huy động đã sụt giảm theo những biến động chung của kinh tế vĩ mô.

Vốn điều chuyển: công tác huy động vốn thành công, đồng nghĩa với việc ngân hàng không còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay từ ngân hàng hội sở. Vì vậy năm 2011, nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở giảm 45,7 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 33,85%) so với năm 2012. Sang năm 2012, theo biến động của nền kinh tế, cụ thể là theo sự sụt giảm của nguồn vốn huy động, nguồn vốn vay từ ngân hàng hội sở tăng đột ngột, tăng 36,8 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 41,15%).

Xét về mặt cơ cấu: tỷ trọng của vốn huy động và vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn đã có sự thay đổi đáng kể trong ba năm qua.

HÌNH 4.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG

Vốn điều chuyển Vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 36)