7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành
BẢNG 4.4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp - thủy sản 152.996 41,43 168.094 40,69 223.620 43,00 15.098 9,87 55.526 33,03
Công nghiệp - xây dựng 8.785 2,38 6.267 1,52 7.801 1,50 (2.518) (28,66) 1.534 24,47
Thƣơng mại - dịch vụ 126.361 34,22 139.821 33,84 192.417 37,00 13.460 10,65 52.596 37,62
Ngành khác 81.122 21,97 98.957 23,95 96.209 18,50 17.835 21,99 (2.748) (2,78)
Tổng 369.264 100 413.139 100 520.047 100 43.875 11,88 106.908 25,878
Xét về mặt cơ cấu: ngành nông nghiệp – thủy sản luôn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh số cho vay theo nghành. Ngoài ra, thƣơng mại dịch vụ cũng là ngành chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong cơ cấu. Nguyên nhân do trên địa bàn huyện Càng Long, ngƣời dân chủ yếu sinh sống bằng các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, vì vậy doanh số cho vay của ngành này luôn cao hơn các ngành khác trong cơ cấu doanh số cho vay theo nghành của ngân hàng. Bên cạnh đó, công nghiệp – xây dựng và một số ngành khác cũng góp phần làm nên cơ cấu doanh số cho vay theo ngành của ngân hàng thêm phong phú.
Ngành nông nghiệp – thủy sản: luôn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu (luôn chiếm trên 40%) tỷ trọng của các ngành cho vay. Ta thấy rằng năm 2011 doanh số cho vay của ngành nông nghiệp – thủy sản tăng lên 15 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 9,8%) so với năm 2010. Với thực trạng chung, ngƣời dân huyện Càng Long sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất là không thể thiếu, nên việc vay vốn từ ngân hàng để hỗ trợ sản xuất là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này do ảnh hƣởng của thời tiết, dịch bệnh xãy ra đối với cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là dịch bệnh heo tai xanh gia tăng mạnh, nên ngƣời dân hạn chế đầu tƣ trong các lĩnh vực này. Về phía ngân hàng cũng cân nhắc kỹ khi cho vay với các đối tƣợng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp – thủy sản năm 2011 so với năm 2010 có tăng nhƣng với tỷ lệ không cao. Sang năm 2012, tỷ lệ tăng doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp – thủy sản tăng vƣợt bật (tăng 33,03%). Nguyên nhân do đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền hƣớng dẫn các kỹ thuật nuôi trồng phù hợp với thời tiết. Đồng thời trong giai đoạn này, dịch bệnh đã đƣợc lắng xuống nên việc sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân đƣợc nhiều thuận lợi hơn. Sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa, nông dân mở rộng sản xuất kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô lớn. Ngoài ra, các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng, triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh bằng nguồn giống tôm nhân tạo trên địa bàn xã Đức Mỹ thuộc huyện Càng Long. Các nguyên nhân trên dẫn đến nhu cầu vay vốn của ngƣời dân tăng lên. Vì vậy ngân hàng cũng mạnh dạng hơn trong việc tăng doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp – thủy sản.
Ngành công nghiệp – xây dựng: chiếm một tỷ trọng không cao trong cơ cấu các ngành. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp – xây dựng trong huyện vẫn còn yếu kém, chủ yếu là ngành xay sát lúa gạo và chế biến dừa. Chƣa phong phú về mặt ngành nghề, chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ và mức thu nhập của ngƣời dân trong huyện còn hạn chế, dẫn đến nhu cầu vay vốn trong ngành công nghiệp – xây dựng không cao. Doanh số cho vay năm 2011 so với năm 2010 giảm 2,5 tỷ (tƣơng đƣơng 28,66%) nguyên nhân do giai đoạn này nền kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay tăng cao làm cho ngƣời dân ngần ngại đầu tƣ để hạn chế rủi ro. Khi nền kinh tế ổn đinh hơn, ngƣời dân mạnh dạng đầu tƣ, nhu cầu vay vốn tăng, dẫn đến doanh số cho vay năm 2012 tăng 1,5 tỷ (tƣơng đƣơng 24,47%) so với năm 2011.
Ngành thƣơng mại dịch vụ: Đây là những khoản tín dụng đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực bán buôn và bán l , vận tải kho bãi, thông tin truyền thông, y tế, giáo dục… doanh số cho vay ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng liên tục tăng qua ba năm, trong đó năm 2011 tăng 13 tỷ đồng, năm 2012 tăng 52 tỷ đồng (số tƣơng đối lần lƣợt là 10,65% và 37,62%) so với năm trƣớc đó. Kết quả này chủ yếu từ việc kinh tế huyện đã phát triển mạnh hơn, ngành thƣơng mại dịch vụ phát triển mạnh về thành phần tham gia, qui mô lẫn chủng loại hàng hóa. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng huyện ngày càng hoàn chỉnh giúp cho các hoạt động thƣơng mại dịch vụ ngày càng thông suốt, trôi chảy, nên ngày càng có nhiều đối tƣơng tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực này, dẫn đến nhu cầu cao, doanh số cho vay tăng.
Ngành khác: ngoài các ngành chủ yếu nêu trên, NHNo&PTNT huyện Càng Long còn cho vay một số ngành khác nhƣ: cho vay tiêu dùng, mua sắm trang thiết bị phục vụ đời sống, cho vay theo quỉ lƣơng đối với giáo viên, thấu chi lƣơng,…Ta thấy rằng năm 2011, doanh số cho vay ở các ngành này tăng lên 17,8 tỷ (tƣơng đƣơng 22%), nguyên nhân do đời sống vật chất của các hộ dân đƣợc nâng cao nên nhu cầu mua sắm trang thiết bị cũng tăng lên. Tuy nhiên sang năm 2012, doanh số cho vay lại giảm 2,7 tỷ (tƣơng đƣơng 2,78%). Điều này đƣợc giải thích do sự tác động không nhỏ của việc tăng nhanh chóng của giá cả hàng hóa. Trong khi đó các khoản vay tiêu dùng không tạo nên thu nhập do đó các hộ dân đã cân nhắc cẩn thận, không còn mạnh dạn vay vốn nhƣ ở năm 2011.