Doanh số thu nợ theo ngành

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 52)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành

BẢNG 4.7: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp - thủy sản 163.733 48,65 177.905 42,59 194.409 41,13 14.172 8,66 16.504 9,28

Công nghiệp - xây dựng 11.033 3,28 13.087 3,13 5.030 1,06 2.054 18,62 (8.057) (61,57)

Thƣơng mại - dịch vụ 112.272 33,36 160.319 38,38 186.207 39,39 48.047 42,8 25.888 16,15

Ngành khác 49.547 14,72 66.362 15,89 87.020 18,41 16.815 33,94 20.658 31,13

Xét về mặt tổng thể: công tác thu nợ khi xét theo ngành của NHNo&PTNT huyện Càng Long có chiều hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ tăng lên 81 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 29,04%) so với năm 2010. Sang năm 2012, công tác thu hồi nợ lại tăng thêm gần 55 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 13,17%) so với năm 2011. Có đƣợc kết quả này là do ngƣời dân đã chủ động hơn trong việc trả nợ vay, đội ngủ cán bộ nhân viên ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ thích hợp. Ngoài ra sản xuất đƣợc mùa sẽ góp phần quan trọng vào việc trả nợ của ngƣời dân trong huyện.

Ngành nông nghiệp – thủy sản: Nếu xét về mặt cơ cấu, trong các năm từ 2010 đến 2012, doanh số thu nợ của ngành Nông nghiệp – thủy sản luôn đứng đầu trong có cấu của tổng doanh số thu nợ (luôn chiếm trên 41%), đây là ngành mũi nhọn trong cơ cấu các ngành của địa bàn huyện Càng Long. Ta thấy rằng doanh số thu nợ trong ngành nông nghiệp thủy sản luôn tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ trong ngành nông nghiệp – thủy sản tăng 14 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 8,66%) so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số thu nợ đã tiến xa hơn một bƣớc, cụ thể là tăng lên 16,5 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 9,28%) so với năm 2011. Có đƣợc kết quả nhƣ trên là do công tác thu nợ của ngân hàng đã ngày càng chặt ch hơn, ngoài ra do tình trạng ổn định của nền kinh tế. Ngƣời dân đã mạnh dạng hơn trong việc mở rộng sản xuất, trả nợ vay và vay lại nợ để xoay vòng vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.

Ngành công nghiệp xây dựng: chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành (luôn dƣới 4%). Nguyên nhân chủ yếu vì đây là những khoảng vay mang tính chất dài hạn, thời gian trả nợ kéo dài trong khi các dự án chỉ mới bƣớc đầu đi vào hoạt động và hiệu quả chƣa cao nên ảnh hƣởng đến doanh số của ngân hàng. Doanh số thu nợ của ngành công nghiệp – xây dựng qua ba năm có một sự biến động rỏ rệch về mức độ chênh lệch. Năm 2011 doanh số tăng lên 2 tỷ đồng (tƣơng ứng 18,62%) so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số thu nợ lại giảm 8 tỷ đồng (tƣơng ứng 61,57%) so với năm 2011. Nguyên nhân của sự thay đổi khá đột ngột này là do tình trạng giá cả không ổn định. Cụ thể là giá lúa và giá dừa không ổn định, giảm nhanh chóng trong thời gian qua. Nhƣ đã đề cập, ngành công nghiệp – xây dựng chủ yếu trong cơ cấu ngành cho vay của ngân hàng là các món vay trong lĩnh vực chế biến dừa và mua

bán lúa gạo. Giá cả không ổn định trong năm 2012 gây nên tổn thất đối với khách hàng, điều này ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ trong ngành công nghiệp – xây dựng của NHNo&PTNT huyện Càng Long trong năm 2012 so với năm 2011.

Ngành thƣơng mại – dịch vụ: Chỉ đứng sau ngành Nông nghiệp – thủy sản về mặt đóng góp vào tổng doanh số thu nợ, ngành Thƣơng mại – dịch vụ đã và đang mang về những khoản thu tƣơng đối lớn cho ngân hàng, đồng thời đóng góp trên dƣới 35% vào tổng doanh số. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ đối với ngành này luôn tăng ở năm sau so với năm trƣớc. Nếu năm 2011 doanh số thu nợ tăng lên 48 tỷ (tƣơng đƣơng 42,8%) so với năm 2010 thì năm 2012 đã tăng thêm hơn 25 tỷ (tƣơng đƣơng 16,15%). Doanh số thu nợ trong ngành thƣơng mại – dịch vụ có sự biến động tăng, tuy nhiên năm 2012 lại tăng không nhiều nhƣ năm 2011, nguyên nhân do tỷ lệ lạm phát cao cùng với những tác động từ sự biến động giá cả đã ảnh hƣởng đến thu nhập của phần lớn các hộ kinh doanh.

Đối với các ngành khác: đóng góp vào tổng doanh số thu nợ một tỷ trọng ở mức vừa phải (trên dƣới 16%). Tuy nhiên các ngành này lại có mức tăng ổn định qua 3 năm trong doanh số thu nợ. Năm 2011 tăng gần 19 tỷ (tƣơng đƣơng 33,94%) và năm 2012 tăng 20 tỷ (tƣơng đƣơng 31,13%). Nguyên nhân do đối tƣợng cho vay trong các ngành này chủ yếu là vay tiêu dùng đối với các hộ gia đình khá giả, có khả năng tài chính ổn định, nên không gặp nhiều khó khăn trong công tác thu nợ đối với các ngành này.

Nhƣ vậy, trong cơ cấu khách hàng của ngân hàng, có thể thấy rằng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là trong lĩnh vực nông nghiệp – thủy sản và thƣơng mại – dịch vụ. Khi xét cả về doanh số cho vay lẫn thu nợ, hai ngành này đều chiếm tỷ trọng trên dƣới 80% trong cơ cấu. Tuy nhiên, ngân hàng không đƣa ra định hƣớng sẽ thay đổi cơ cấu này. Với nguyên nhân do NHNo&PTNT là ngân hàng số 1 tại Việt Nam đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao cho nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ phát triển cơ cấu tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn), vì vậy ngân hàng vẫn sẽ duy trì cơ cấu khách hàng trong thời gian tới. Khách hàng vay vốn để sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ cũng là các dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhƣ: mua bán vật tƣ nông nghiệp, mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với chủ trƣơng công nghiệp hóa trong sản xuất

nông nghiệp, NHNo&PTNT đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ vốn để đƣa nền nông nghiệp nƣớc nhà tiến xa hơn, hiện đại hơn.

Tóm lại, trong những năm tới ngân hàng vẫn sẽ giữ cơ cấu khách hàng nhƣ đã và đang thực hiện. Tuy không phong phú về mặt đa dạng khách hàng, nhƣng ngân hàng vẫn không bị ảnh hƣởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh. Với nguyên nhân ngân hàng vẫn đang hoạt động theo nhiệm vụ đƣợc giao của Chính phủ. Vì vậy ngân hàng vẫn sẽ nhận đƣợc những chính sách ƣu đãi đặc biệt, điều này là nhân tố ảnh hƣởng tích cực trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)