Quá trình hình thành, phát triển NHNo &PTNT huyện Càng Long

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 26)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.1.2 Quá trình hình thành, phát triển NHNo &PTNT huyện Càng Long

Agribank huyện Càng Long đƣợc thành lập trên cơ sở chi nhánh Agribank huyện trực thuộc chi nhánh Agribank tỉnh Trà Vinh theo Quyết định số 340/QĐ– Agribank – 02 ngày 19/06/1998 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam. Agribank tỉnh Trà Vinh. Ngân hàng có hai phòng giao dịch là Bình Phú và phòng giao dịch Tân Bình.

 Tên giao dịch: Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Càng Long.

 Địa chỉ: Khóm 3, Thị Trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Hiện nay, Agribank huyện Càng Long đã trở thành ngƣời bạn đồng hành không thể thiếu của nông dân trên bƣớc đƣờng phát triển kinh tế tại huyện nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực tam nông, dƣ nợ đầu tƣ cho nền kinh tế địa phƣơng chiếm hơn 75% trong tổng vốn Tín dụng tại huyện nhà….., tỷ trọng cho vay hỗ sản xuất chiếm hơn 98% dƣ nợ tại chi nhánh. Đồng thời, khẳng định vai trò của ngành Ngân hàng trong việc phát triển kinh tế huyện nói riêng và sự phát triển của đất nƣớc nói chung cũng nhƣ tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc trong tƣơng lai.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Càng Long đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau:

HÌNH 3.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG

3.3 CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN Giám đốc

- Giám đốc là ngƣời trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, Tổng giám đốc Agribank Việt Nam, giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định của mình. Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lƣơng và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam bao gồm:

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật giám đốc, phó giám đốc và các trƣởng phòng chuyên môn nghiệp vụ.

Phƣơng án hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của chi nhánh.

 Đƣợc ký các hợp đồng: Tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng theo quy định.

 Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, tiền thƣởng và tiển phạt áp dụng cho khách hàng theo quy định của Agribank Việt Nam.

 Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối lƣơng, thƣởng và phúc lợi khác đến ngƣời lao động heo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của Agribank Việt Nam.

Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tín dụng Phòng kế toán - ngân qủy Phòng giao dịch Bình Phú Phòng giao dịch Tân Bình Phòng kiểm soát

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh cấp trên giao.

Phó giám đốc

 Đƣợc thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt ( Theo văn bản ủy quyền của giám đốc).

 Giúp giám đốc điều hành chỉ đạo một số công việc do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về các quyết định của mình.

 Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh.

Phòng tín dụng

 Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách hàng.

 Thẩm định và đề đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

 Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.

 Thƣờng xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.

 Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.

Phòng kế toán - ngân quỹ

 Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, Agribank Việt Nam.

 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu, chi tài chính.

 Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

 Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc.

Phòng kiểm soát

 Chức năng chính là kiểm tra ngăn ngừa các sai sót về nghiệp vụ của Ngân hàng. Tham mƣu kịp thời với ban lãnh đạo về các biện pháp hạn chế tiêu cực, rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Phòng giao dịch Bình Phú và Phòng giao dịch Tân Bình

Là bộ phận phụ thuộc chi nhánh Agribank huyện Càng Long, hạch toán báo cáo sổ, có con dấu riêng dùng trong giao dịch kinh doanh, thực hiện một số giao dịch với khách hàng. Chịu sự quản lý của giám đốc Agribank huyện Càng Long.

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (2010 – 2012) (2010 – 2012)

Trong giai đoạn 2010 đến 2012, NHNo&PTNT huyện Càng Long đã vấp phải những khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam, nhƣ ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế nƣớc nhà gặp nhiều bất ổn, tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao. Đồng thời, sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn cũng trở nên gay gắt hơn. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Càng Long trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 có những biến động theo xu hƣớng chung của nền kinh tế.

BẢNG 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG QUA 3 NĂM 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tổng thu nhập 45.634 100 62.320 100 58.967 100 16.696 36,56 (3.353) (5,38) Thu nhập từ lãi 40.907 87,87 54.432 87,34 53.335 90,45 14.335 35,75 (1,907) (2,02)

Thu nhập ngoài lãi 5.537 12,13 7.888 12,66 5.632 9,55 2.351 42,46 (2.256) (28,6)

2.Tổng chi phí 34.058 100 50.198 100 46.520 100 16.140 47,39 (3.678) (7,33)

Chi trả lãi 27.652 81,19 38.402 76,5 38.044 81,78 10.750 38,88 (358) (0,93)

Chi phí ngoài lãi 6.406 18,81 11.796 23,5 8.476 18,22 5.390 84,14 (3.320) (28,15)

Qua bảng số liệu, ta thấy đƣợc rằng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đều tăng ở năm sau so với năm trƣớc. Đối với mỗi tổ chức kinh doanh, lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng đƣợc đề cập đến trong quá trình sản xuất, kinh doanh. NHNo&PTNT huyện Càng Long cũng vậy, trong tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, nhƣng với những chiến lƣợc riêng, bản thân Ngân hàng đã đạt đƣợc mục tiêu về lợi nhuận nhƣ mong đợi.

Về thu nhập: nhìn chung thu nhập trong hoạt động ngân hàng chủ yếu là thu nhập từ lãi. Trong cơ cấu thu nhập, cho vay vẫn là nhân tố đóng góp một lƣợng rất lớn (luôn chiếm trên 85%, cụ thể các năm 2010, 2011, 2012 lân lƣợt là 87,87%, 87,34% và 90,45%). Từ đây, chúng ta có thể nhận xét rằng hoạt động dịch vụ của ngân hàng còn yếu. Tuy nhiên, điều này có thể đƣợc giải thích do phƣơng thức sản xuất chủ yếu trên địa bàn là nhỏ l , ngƣời dân có thói quen giao dịch bằng tiền mặt hơn là giao dịch thông qua ngân hàng.

Ba năm qua, ngân hàng đã có biến động về nguồn thu nhập. Thu nhập năm 2011 so với 2010 tăng đáng kể ( tăng 36,56%). Nguyên nhân do ảnh hƣởng chung của nền kinh tế, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2011 làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao, vì vậy lãi suất cho vay của ngân hàng tăng theo. Ở giai đoạn, này lãi suất tăng đột biến đã dẫn đến thu nhập từ lãi tăng cao so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2012 so với 2011 thu nhập của ngân hàng đã có sự sụt giảm rõ ràng, (cụ thể giảm 5,38% so với năm 2011). Năm 2012, nền kinh tế đi vào ổn định làm cho lãi suất cơ bản giảm, từ đó lãi suất cho vay cũng giảm theo và luôn ở mức ổn định. Để đảm bảo yếu tố cạnh tranh và phù hợp với biến động của nền kinh tế, ngân hàng đã cho vay ở mức lãi suất thấp hơn so với năm 2011, dẫn đến thu nhập năm 2012 so với 2011 giảm 3,58%.

Về chi phí: cũng nhƣ thu nhập, trong hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó chi trả lãi là nhân tố luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của ngân hàng (hơn 75% trong tổng chi phí). Ta thấy rằng nếu thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ lãi thì chi phí chủ yếu vẫn là chi trả lãi, có thể nói rằng đây là hoạt động chủ yếu hàng đầu của ngân hàng.

Cùng với thu nhập, chi phí của ngân hàng qua ba năm cũng tăng rồi giảm theo từng giai đoạn biến động của nền kinh tế. Ta thấy rõ sự biến động khi năm

2011 chi phí tăng 47,39% so với năm 2010 thì năm 2012 so với 2011 chi phí đã giảm 7,33%. Ở năm 2011, khi lạm phát của nền kinh tế tăng cao, giá trị đồng tiền bị giảm mạnh, vì vậy để đảm bảo yếu tố cạnh tranh, ngân hàng phải huy động vốn với mức lãi suất cao để thu hút vốn tiền gửi từ các thành phần kinh tế. Vì vậy lãi suất huy động tăng làm cho chi trả lãi của ngân hàng cũng tăng để đáp ứng theo xu hƣớng chung của nền kinh tế. Đến năm 2012, nền kinh tế đã ổn định, tỷ lệ lạm phát không còn ở mức cao, điều này ảnh hƣởng đến mọi phƣơng diện của nền kinh tế, trong đó có lãi suất. Lãi suất huy động giảm, nguồn vốn huy động giảm theo do các chủ thể kinh tế không chọn ngân hàng để giửi tiền nhàn rổi mà chuyển sang các ngành khác để đầu tƣ. Vì vậy chi phí của ngân hàng cũng giảm theo biến động của lãi suất.

Về lợi nhuận:

Ta thấy rằng lợi nhuận qua ba năm kinh doanh của ngân hàng đều tăng ở mức ổn định. Tuy lợi nhuận của ngân hàng không tăng đột biến, nhƣng vẫn ổn định ở mức năm 2011 so với 2010 tăng 4,72%, sang năm 2012 so với 2011 lợi nhuận tăng 2,68%. Nhƣ đã phân tích, tình hình kinh tế khó khăn, thu nhập và chi phí tăng giảm bất ổn làm cho lợi nhuận bị ảnh hƣởng. Trong giai đoạn kinh tế bất ổn ở năm 2011, tổng chi phí của ngân hàng tăng so với năm 2010 (tăng 47,39%), tuy vậy ngân hàng vẫn thu đƣợc một khoảng lợi nhuận tăng so với năm 2010 (tăng 4,72%). Lợi nhuận đƣợc cấu thành từ hai bộ phận: thu nhập và chi phí. Trong đó khi thu nhập tăng nhanh hơn chi phí, ngân hàng vẫn đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận. Sang năm 2012 thu nhập có giảm so với 2011. Tuy nhiên chi phí cho hoạt động ngân hàng cũng giảm, vì vậy ngân hàng vẫn đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận với lý do chi phí giảm nhanh hơn so với thu nhập.

HÌNH 3.2: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG QUA 3 NĂM 2010- 2012

Có thể thấy rằng kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ luôn hứng chịu những rủi ro khách quan nhất định do nền kinh tế mang lại. Tuy nhiên, bản thân NHNo&PTNT huyện Càng Long đã có những chiến lƣợc riêng và sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Vì vậy hoạt động của ngân hàng vẫn đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận trong từng năm, dù trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn.

3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG CÀNG LONG

3.5.1 Thuận lợi

NHNo&PTNT huyện Càng Long đã hoạt động tại đại bàn nhiều năm, lƣợng khách hàng khá ổn định, qua đó độ tin cậy đối với lƣợng khách hàng này khá cao. Ngân hàng đƣợc đặt tại trung tâm thị trấn Càng Long- trung tâm của huyện và hai phòng giao dịch tại xã Tân Bình và Bình Phú tạo điều kiện cho ngân hàng và khách hàng giao dịch thuận lợi.

Qua nhiều năm đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động, đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng đã có bƣớc chuyển biến tích cực về chất và lƣợng, trong công tác phục vụ và chăm sóc khách hàng. Làm việc thực tiển tại đơn vị nhiều năm, yêu ngành nghề, gắn bó lâu dài cùng đơn vị.

Hoạt động của ngân hàng luôn đƣợc sự quan tâm giúp đỡ từ chính quyền địa phƣơng, các ban ngành giúp ngân hàng truyền tải vốn một cách đúng lúc và kịp thời.

Tình hình kinh tế xã hội phát triển ổn định nên huyện Càng Long thu hút nhiều nhà đầu tƣ, cung cấp một lƣợng khách hàng vay vốn và gửi tiền vào ngân hàng.

Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng luôn bền vững thể hiện qua tình hình kinh doanh của ngân hàng qua các năm luôn trong thế ổn định, bền vững.

Ngƣời dân trong huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đây là khách hàng mục tiêu của ngân hàng.

Hệ thống công nghệ hoàn chỉnh trong nghiệp vụ kế toán, tài chính phù hợp với các hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Công tác kiểm tra kiểm soát đƣợc tăng cƣờng chặt chẽ vì thế những sai soát đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời.

3.5.2 Khó khăn

Song song với những thuận lợi cơ bản trên chi nhánh cón có những khó khăn chung không thể tránh khỏi.

Do ngân hàng mới chia tách ra hai phòng giao dịch nên đội ngũ cán bộ tín dụng còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu của khách hàng. Địa bàn hoạt động ở vùng sâu nên khó khăn cho việc tiếp xúc thẩm định, thu nợ mà chủ yếu dựa vào vay tín chấp hoạt thông qua xác nhận của chính quyền địa phƣơng ấp, xã là chủ yếu.

Hình thức huy động vốn chƣa đa dạng mà chủ yếu theo phƣơng thức truyền thống.

Hoạt động dịch vụ của ngân hàng còn ít, chủ yếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng là cho vay.

Hoạt động của ngân hàng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ ngân hàng cấp trên nên định giá lãi suất cũng nhƣ các kế hoạch của ngân hàng điều thông qua ngân hàng cấp trên.

Nông sản của ngƣời dân chủ yếu tiêu thụ tại chỗ, giá cả phụ thuộc vào thƣơng lái, biến động theo mùa từ đó ảnh hƣởng đến việc thu nợ của ngân hàng cũng ảnh hƣởng theo.

Đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng là nông dân nên lƣợng vốn vay chủ yếu là vừa và nhỏ, đối tƣợng vay trải rộng làm phát sinh chi phí cao gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc quản lý khách hàng.

3.6 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2013 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 là: Nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 là:

Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, nhất là tỷ lệ tiền gửi dân cƣ; Mở rộng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; Tiếp tục giử vững thị phần và ƣu tiên vốn đầu tƣ cho Nông nghiệp – Nông thôn- Nông dân, Quyết định số 63Cp và nghị định số 41; Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt chƣơng trình hành động Nghị Quyết 11 CP; chỉ thị 01 cà 06 của Thống đốc NHNN; Tập trung thu nợ đã xữ lý rủi ro; Nâng cao chất lƣợng tín dụng và năng lực tài chính, đảm bảo cạnh tranh và đời sống công nhân viên ... Những chi tiết định hƣớng hoạt động năm 2013 nhƣ sau:

Nguồn vốn huy động : 322.000 tr, tăng so đầu năm: 35.324 triệu, tỷ lệ tăng

so năm 2012 là: 12,32% . Trong đó: Tiền gửi dân cƣ: 252.300 triệu, chiếm: 78,35 % trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phƣơng.

Tổng dư nợ: 356.000 triệu, tăng so năm 2012 là: 8,09%, số tuyệt đối: 26.617 triệu. Dƣ nợ trung hạn chiếm: 45%/ Tổng dƣ nợ.

Trong đó: Dƣ nợ thông thƣờng: 349.000triệu, dƣ nợ trung hạn chiếm:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 26)