Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 118)

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu với các nước có trình độ công nghệ cao trong khu vực và trên thế giới, nhất là các vấn đề về công nghệ di truyền, công nghệ

chọn giống, công nghệ xử lý môi trường... Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệđể nhanh chóng hỗ trợ hoạt động nuôi trồng, chế biến cá tra.

- Nghiên cứu để xây dựng quy trình nuôi cá tra riêng, đáp ứng yêu cầu an toàn, sạch bệnh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Từ đó xúc tiến vềđàm phán với các cơ quan có thẩm quyền tại thị trường nhằm tháo gỡ các yêu cầu về chứng nhận vùng nuôi an toàn như Global GAP, BAP, ASC... thuyết phục sử dụng quy trình riêng của cá tra Việt Nam. Hỗ trợ hộ nuôi, doanh nghiệp áp dụng quy trình nuôi mới.

- Thường xuyên cập nhật danh mục thuốc kháng sinh, hóa chất thuộc danh mục hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng của các tổ chức quốc tế, của các nước nhập khẩu, nhanh chóng khuyến cáo cho hộ nuôi và doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ việc triển khai. Bên cạnh đó đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm các chất thay thế

cho các kháng sinh bị cấm và hạn chế sử dụng.

- Đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật, nhân sự cho NAFIQAD để hoàn thành nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh đối với các yếu tố đầu vào (con giống, quy trình nuôi, thức ăn, thuốc, hóa chất...) đến sản phẩm xuất khẩu.

- Triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá tra. Một khi thực hiện được liên kết chuỗi cung ứng cá tra, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm sẽ dễ dàng hơn. Sau đây mà quy trình truy xuất nguồn gốc bằng công cụ mã

số - mã vạch được áp dụng cho sản phẩm cá tra xuất khẩu. Quy trình truy xuất nguồn gốc được thực hiện ở tất cả các khâu của chuỗi từ con giống, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, phân phối và đưa vào bán lẻ.

Hình 3.2: Quy trình truy xut ngun gc sn phm cá tra xut khu.

Ngun: Nghiên cu ca tác gi có tham kho quy trình ca Cc Qun lý cht lượng Nông lâm sn và Thy sn (2009)

Nguyên tắc lưu trữ thông tin: Chủ thể ở khâu phải lưu trữ 3 thông tin tối thiểu: thông tin về nhà cung cấp đầu vào của họ, thông tin về chính quy trình thao tác của họ, và thông tin về người tiêu thụở mắc xích tiếp theo.

Cách thức lưu trữ thông tin: thông tin được mã hóa và được quản lý qua chương trình máy tính. Cách thức truy xuất nguồn gốc: bằng văn bản, bằng tin nhắn SMS, email, internet, mạng nội bộ....

Ngày nay, công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến RFID (Radio Frequency Identification) được ứng dụng vào truy xuất nguồn gốc, công nghệ này hiệu quả, nhanh chóng và lưu trữ thông tin đầy đủ, truy xuất thông tin nhanh chóng, nhưng chi phí còn cao, cần nghiên cứu hạ giá thành đểứng dụng có hiệu quả và sản phẩm cá tra.

Các doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguyên liệu, chế biến xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)