Nội dung giải pháp:
- Xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu sản phẩm cá tra thông qua các hoạt động:
+ Tổ chức các chiến dịch truyền thông tại các thị trường nước ngoài về sản phẩm cá tra Việt Nam, nhấn mạnh về chất lượng, là loài cá nuôi an toàn và bền vững, là loài cá nuôi số 1 thế giới. Với chi phí trích từ “Quỹ xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam”, thực hiện các đoạn phim, bài viết giới thiệu về cá tra và quy trình nuôi trồng, chế biến xuất khẩu, thông qua truyền hình, báo chí tại nước sở tại, các diễn đàn quốc tế để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cá tra Việt Nam. Đánh vào nhận thức của người tiêu dùng nước ngoài, giúp người tiêu dùng nhận thức được sản phẩm cá tra là an toàn, sạch bệnh.
+ Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế: Hội chợ thủy sản quốc tế Boston (Hoa Kỳ), Hội chợ Thủy sản Châu Âu (Brussel, Bỉ), Hội chợ thực phẩm Conxema (Tây Ban Nha), Hội chợ thủy sản Bremen (Đức)... và các chuyến khảo sát nghiên cứu thị trường để giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị
trường xuất khẩu, tìm kiếm, gặp gỡ và mở rộng đối tượng khách hàng, thu thập thông tin thị trường, tiếp cận xu hướng tiêu dùng và các vấn đề an toàn thực phẩm.
+ Tổ chức ngày hội ẩm thực giới thiệu sản phẩm cá tra đến các thị trường quan trọng như: Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Đức, Ai Cập... những thị trường đã từng bôi nhọ cá tra Việt Nam.
+ Sử dụng Internet như một công cụ phổ biến để tuyên truyền, quảng bá cá tra. Cập nhật thêm nhiều thông tin về sản phẩm cá tra trên các trang web hiện có như www.pangasius-vietnam.com.vn và các trang web của Hiệp hội, ngành thủy sản... Cần thiết phải xây dựng website cho thương hiệu cá tra Việt Nam với địa chỉ www.vietpangasius.vn hoặc www.vietpanga.vn, trên đó giới thiệu về cá tra, quy trình nuôi, chế biến, xuất khẩu, minh chứng cụ thể về chất lượng sản phẩm an toàn bền vững bằng các thông số kỹ thuật...; tin tức cập nhật về sản phẩm cá tra; danh sách các nhà chế biến xuất khẩu cá tra với đầy đủ thông tin, hình ảnh, cách liên lạc.
- Phát huy vai trò của các Hiệp hội (VASEP, Hiệp hội Cá tra Việt Nam...) trong việc tập hợp các doanh nghiệp, tổ chức các chương trình xúc tiến xuất khẩu phối hợp: Thiết kế Catalog kèm đĩa VCD/DVD chung cho ngành cá tra, bao gồm danh sách
các doanh nghiệp thành viên... để quảng bá cho người tiêu dùng, nhà nhập khẩu/nhà phân phối nước ngoài.
- Tạo điều kiện hỗ trợ để các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại một số thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra như: Hoa Kỳ, EU, Autralia.... để
thu thập thông tin thị trường, thông tin về các quy định có liên quan của nước sở tại, quan hệ cung-cầu, đối thủ cạnh tranh, đối tác kinh doanh, kênh phân phối hiệu quả... nhằm xâm nhập sâu hơn vào kênh phân phối cá tra tại thị trường nước ngoài.
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu cá tra: Chính phủ chủ động ký kết các hiệp định thương mại, trong đó giành điều kiện thuận lợi để sản phẩm cá tra Việt Nam có điều kiện thâm nhập thị trường nước ngoài. Tổng cục Thủy sản, Bộ
Khoa học và Công nghệ, NAFIQAD thống nhất với các bộ, ngành tương ứng ở các thị
trường mục tiêu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm