Hình thành các mô hình liên kết ngang

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 102)

Liên kết ngang là liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất cùng một mặt hàng và cùng bán cho một nhóm thị trường. Liên kết ngang là cách chấp nhận ý thức việc tổ chức “cộng đồng cùng mục tiêu” nhấn mạnh tính chất lợi ích.

Ni dung gii pháp

i. Liên kết gia các người nuôi cá tra thương phm:

Đã đến lúc nghề nuôi cá tra không dành cho người nuôi có quy mô nhỏ lẻ, hạn chế về kỹ thuật. Bởi lẽ, không chỉ đòi hỏi nguồn tài chính đủ mạnh, người nuôi cá tra hiện nay còn phải đáp ứng về yêu cầu tiêu chuẩn an toàn chất lượng, truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp thu mua chế biến. Để giải quyết được bài toán vốn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và đặc biệt hướng đến sự phát triển bền vững, ngoài việc liên kết với nhà máy, các hộ nuôi cần liên kết lại với nhau dưới sự điều hành của Hội người nuôi cá tra.

Thành lập Hội người nuôi cá tra, trực thuộc Hiệp hội cá tra Việt Nam với chức năng:

- Thay mặt hội viên làm việc trực tiếp với Hội các nhà chế biến và xuất khẩu cá tra và Hiệp hội cá tra Việt Nam để đạt thỏa thuận về giá sàn cho cá nguyên liệu;

- Hỗ trợ cập nhật thông tin cho hội viên về: biến động của thị trường thế giới, tiêu chuẩn nuôi trồng...

- Cấp mã số vùng nuôi an toàn.

- Giám sát việc triển khai các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận, chuyên đề để các hội viên gặp gỡ và trao

đổi kinh nghiệm, phổ biến các kỹ thuật nuôi trồng mới, hướng dẫn sử dụng thức ăn, thuốc kháng sinh, hóa chất hiệu quả.

Với những hộ nuôi liên kết với nhà máy dưới hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cần liên kết lại với nhau dưới dạng tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc trang trại. Với vùng nuôi tập trung, diện tích lớn, chất lượng sản phẩm đồng đều, chi phí đầu vào thấp hơn do được hợp đồng trực tiếp với công ty cung ứng thức ăn, thuốc kháng sinh, hóa chất, con giống..., dễ dàng đầu tư áp dụng các tiêu chuẩn nuôi an toàn chất lượng, dễ

tiếp cận với nguồn vốn và nguồn đầu tư, có sức mạnh liên kết để thương lượng, đàm phán với nhà máy chế biến trong các hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

ii. Liên kết gia các doanh nghip chế biến và xut khu cá tra.

Thành lập Hội các nhà chế biến và xuất khẩu cá tra, trực thuộc Hiệp hội Cá tra Việt Nam. Yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động chế biến và xuất khẩu cá tra phải gia nhập Hội. Dưới sựđiều hành của Hội, thực hiện các giải pháp để điều tiết mọi hoạt động của các hội viên, tránh tình trạng mâu thuẫn, đấu đá nội bộ, xâu xé thị

phần trên thị trường thế giới, trong đó quan trọng nhật là đồng thuận đề ra giá sàn xuất khẩu cá tra áp dụng chung cho mọi thị trường.

Mức giá sàn phải thiết lập hợp lý, không chỉ căn cứ vào những gì đang xảy ra ở

Việt Nam mà cần cân nhắc cả tình hình thị trường philê cá thịt trắng thế giới. Mức giá không quá thấp hơn so với giá cá thịt trắng để có thể cạnh tranh về giá nhưng không làm giá trị cá tra giảm trên thị trường cá thịt trắng thế giới.

Cần có mức giá sàn cho sản phẩm theo những đặc tính khác nhau (phi lê chỉnh hình hoàn toàn, phi lê không chỉnh hình, nguyên con, cắt khúc...; mạ băng 10%, 20%, v.v…) và phải ghi rõ những đặc tính đó trên bao bì và tài liệu kèm theo. Bởi vì, chẳng

hạn hiện nay đang cấm xuất khẩu philê cá tra mạ băng cao hơn 20%, nhưng nếu quản lý giá không chặt chẽ, hiệu lực của lệnh cấm sẽ không cao. Để mua được giá rẻ, nhà nhập khẩu thường đòi hỏi người sản xuất vi phạm lệnh đó. Giá sàn ban đầu nên thiết lập ở mức khả thi nhất, không nên cao quá, để sốđông có thể thực hiện. Dần dần giá sẽ nâng lên tùy theo mức độ chấp nhận của thị trường.

Giá sàn xuất khẩu bao gồm một mức phí cố định theo kilô, mức đề nghị là 0.03USD/kg, để đóng góp vào “Quỹ xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam” nhằm tài trợ cho chiến dịch xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cá tra. Mức phí này sẽ điều chỉnh tăng tùy thuộc tình hình thị trường.

Xác định mức giá sản là bước đầu tiên để khôi phục lòng tin của khách hàng,

đồng thời buộc các nhà xuất khẩu phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giảm giá, từ đó nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm.

Định kỳ 3 tháng hoặc đột xuất, Hội các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra kết hợp với NAFIQAD rà soát các trường hợp bán dưới giá sàn. Các doanh nghiệp bán phá giá sẽ chịu kỹ luật bằng việc thông báo rộng rãi trong cộng đồng và tạm ngưng cấp chứng thư xuất khẩu (Health Certificate). NAFIQAD phải chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm xuất khẩu để phát hiện gian lận trong sử dụng thuốc tăng trọng, mạ

băng vượt mức 20%... Xử phạt nghiêm đối với các cán bộ NAFIQAD nếu sai phạm và nhận hối lộ.

iii. Liên kết ngang cp vĩ mô.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam, VASEP, Hiệp hội Nghề cá Việt Nam... liên kết với nhau trong vấn đề phát triển bền vững ngành xuất khẩu cá tra. Các tổ chức này sẽ tập trung vào hoạt động cầu nối với cơ quan Chính phủ, đối thoại với Chính phủ trong việc xây dựng chính sách bảo vệ quyền lợi hội viên; đào tạo, tư vấn và huấn luyện nâng cao năng lực cho các thành viên của mình; tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược trong nước và quốc tế; thu thập, phân tích và cung cấp thông tin thị trường, công nghệ và tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu cá tra.

Điu kin thc hin: Nhận thức của người nuôi, doanh nghiệp, các Hiệp hội phải vượt qua chính mình hướng đến lợi ích chung của ngành. NAFIQAD, Hải quan phải có trách nhiệm giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng, quy chế giá sàn xuất khẩu. Tổng cục Hải quan, các cơ quan Thuế kiểm tra phối hợp kiểm tra, giám sát.

Li ích d kiến đạt được: Giảm cạnh tranh không lành mạnh, đấu đá nội bộ

ngành, tăng uy tín, chất lượng và sức cạnh tranh của cá tra trên thị trường nước ngoài.

3.2.2. Nhóm gii pháp 2: Cân bng và n định cung–cu cá tra nguyên liu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)