Hoạt động xuất khẩu cá tra liên quan đến chuỗi các ngành nghề từ sản xuất con giống, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu và các ngành phụ trợ. Những năm qua, ngành xuất khẩu cá tra tại ĐBSCL đã giúp mang lại thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng triệu công nhân, người nuôi và lao động trong các ngành phụ trợ khác. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực ĐBSCL có xu hướng giảm trong những năm trở lại đây, cụ thể: năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp là 3.31% giảm còn 2.21% vào 9 tháng đầu năm 2012, tương tự tỷ lệ thiếu việc làm cũng giảm từ 9.33% xuống còn 4.60% (bảng 2.7).Điều này cũng chứng minh phần nào đóng góp của ngành xuất khẩu cá tra vào việc giải quyết việc làm cho người dân địa phương.
Bảng 2.7: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm khu vực ĐBSCL (2009 – 9th/2012) Đvt: % Năm Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm 2009 3.31 9.33 2010 3.59 5.57 2011 2.77 4.79 9th/2012 2.21 4.60
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009, 2010, 2011 và Báo cáo điều tra lao động việc làm 9 tháng đầu năm 2012.
Lao động nuôi cá tra tăng từ 6,470 lao động năm 1997 lên 101,314 lao động năm 2007 (tăng gấp 15.66 lần). Đến tháng 7 năm 2008 thu hút được 105,535 người tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang,Tiền Giang, Cần Thơ,… Cùng với thực trạng tăng giảm của kim ngạch xuất khẩu cá tra là sự biến động của diện tích nuôi trồng cá tra nguyên liệu, sự biến động thất thường của giá bán cá tra nguyên liệu, khủng hoảng cung cầu xảy ra thường xuyên, khiến các chủ hộ nuôi cá tra lâm vào vòng lẩn quẩn, lúc thấy lời thì đổ xô
đào ao thả cá, lúc thua lỗ thì treo ao. Kéo theo đó là hàng loạt lao động nuôi cá lâm vào tình trạng thất nghiệp theo chu kỳ.
Tính đến nay, ngành công nghiệp chế biến cá tra của vùng ĐBSCL đã tạo việc làm cho hơn 150 nghìn lao động địa phương, với mức lương trung bình từ 5-6 triệu đồng mỗi tháng với chếđộ phúc lợi xã hội đầy đủ, góp phần cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nóng nhưng không theo quy hoạch của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, tình trạng thiếu nguyên liệu xảy ra thường xuyên khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, lao động của nhà máy theo đó mà mất việc làm tạm thời hoặc giảm thu nhập do không có hàng để
làm.
Những vấn đề trên chứng tỏ tính không bền vững của hoạt động xuất khẩu cá tra
ĐBSCL về mặt giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Cùng với tình trạng mất ổn định cung cầu cá tra nguyên liệu là tình trạng việc làm và thu nhập của người lao
động cả nuôi trồng lẫn chế biến biến động theo. Những điều này sẽđược phân tích rõ hơn