2.2.1.3.1. Môi trường chính sách, chủ trương trong nước:
Ngành thủy sản nói chung và cá tra nói riêng đã đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Chính phủ trong tất cả các lĩnh vực: giống, nuôi trồng, tiêu thụ, chế
biến, xuất khẩu và xúc tiến thương mại xuất khẩu.
Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đặt ra mục tiêu ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới.
Quyết định của Bộ NN&PTNT số 102/2008/QĐ-BNN ngày 17/10/2008 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, đặt ra mục tiêu phát triển nuôi chế biến tiêu thụ cá tra thành ngành kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thân thiện với môi trường. Sản phẩm cá tra phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Chính phủđang lấy ý kiến xây dựng Nghị định Về Quản lý sản xuất và tiêu thụ
cá tra. Theo đó cá tra sẽ có cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong việc quy hoạch, nuôi, chế biến, xuất khẩu, tiêu thụ và các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ cá tra.
Bên cạnh đó Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định nhằm hỗ
Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về
một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhằm hỗ trợ tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP.
Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 15/10/2010 về
chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Qua
đó hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với các khoản vay dài hạn bằng đồng Việt Nam của tổ
chức, cá nhân qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để mua máy móc, thiết bị xây dựng, cải tạo ao hồ, thiết bị làm lạnh, cấp đông... nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/01/2009 về
việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở
hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009- 2015.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 150/2005/QĐ-TTG ngày 20/06/2005 phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước
đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Ngoài ra, Chính phủ, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thủy sản còn ban hành nhiều nghị định, chỉ thị, công văn... để kịp thời quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng khi có vấn đề phát sinh.
Những chủ trương, chính sách ở trên đã tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt
động nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, là yếu tố quan trọng tạo nên những thành tựu trong xuất khẩu cá tra thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động nuôi chế biến và xuất khẩu cá tra, do trình công tác kiểm tra kiểm soát còn yếu kém nên hiệu quả triển khai của các chủ trương chính sách trên còn hạn chế.
2.2.1.3.2. Công tác lãnh đạo, điều hành của Tổng cục Thủy sản.
Thời gian qua, công tác lãnh đạo, điều hành của Tổng cục Thủy sản đã gắn chặt với diễn biến trong thực tế nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá tra thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ thủy sản nói chung và cá tra
quản lý và điều hành; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về cá tra; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật khi thị trường nhập khẩu có những quy định mới. Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề để xử lý các vấn đề phát sinh thực tế như: Hội nghị về “Xây dựng Nghị định sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra” (ngày 10/10/2012), Hội nghị “Bàn giải pháp Quản lý và kỹ thuật nâng cao chất lượng giống cá tra” (12/4/2012)...
2.2.1.3.3. Vai trò của các hội, hiệp hội ngành nghề.
Thời gian qua, các hội, hiệp hội ngành nghề thủy sản đã có vai trò và tác động quan trọng trong hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL.
Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS): là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những cá nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá. Hội Nghề cá Việt Nam là tổ chức đại diện cho quyền lợi ngư dân và những tổ chức cá nhân làm nghề thủy sản. Hội chuyển tải những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đến với hội viên thông qua cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí Thủy sản Việt Nam.
Thời gian qua, tổ chức Hội đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ và khẳng định
được vai trò đối với hội viên, nông dân, doanh nghiệp và nghề cá cả nước như: bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho nông; góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh... Bên cạnh
đó, Hội đã đề xuất nhiều giải pháp đối với những khó khăn trong sản xuất và đời sống của nông, chủ động tham gia xây dựng, đóng góp nhiều ý kiến đối với các cơ chế, chính sách có liên quan đến quyền lợi của nông dân như chính sách đầu tư tín dụng, hỗ
trợ giá xăng dầu, mua bảo hiểm… Đặc biệt là việc Hội đã quyết liệt vào cuộc, lên tiếng nói kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng trong vụ cá tra Việt Nam bị WWF 6 nước châu Âu đưa vào danh sách đỏ. Chủđộng và có nhiều đóng góp trong việc tham gia xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, nuôi thủy sản bền vững như Global GAP, VietGAP, HACCP… Ngoài ra, Hội còn tích cực tham gia tư vấn, phản biện và đóng góp nhiều ý kiến vào các chương trình, đề án về phát triển thủy sản, các dự thảo văn bản quan trọng về luật, quyết định, nghị định và thông tư của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành… như Chiến lược phát triển ngành thủy sản, các đề án về quy hoạch vùng nuôi các loài thủy sản nước ngọt, mặn, lợ… Bên cạnh đó, là thành viên của Hiệp hội Nghề cá Đông Nam Á, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam,
Mạng lưới an ninh lương thực và giảm nghèo CIFPEN, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ… Hội đã góp phần vào sự phát triển xuất khẩu sản phẩm cá tra ĐBSCL.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) là tổ chức tự
nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam,
được thành lập vào năm 1998, nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam, phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên. Đến tháng 6/2012, VASEP có 298 Hội viên, trong đó 198 Hội viên Chính thức (66,4%), 96 hội viên liên kết (32,25), 2 Hội viên danh dự và 2 Hội viên là Hiệp hội thủy sản nước ngoài.
Trong gần 15 năm hoạt động, VASEP đã có những đóng góp lớn cho ngành thủy sản nói chung và cá tra nói riêng. Nổi bật là trong vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa, VASEP đã hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt pháp lý để theo đuổi vụ kiện, bảo vệ
các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong các đợt xem xét hành chính, giữ được mức thuế thấp. VASEP đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người nuôi thông qua việc thường xuyên trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau giữa Hiệp hội VASEP và các Hiệp hội, Sở NN&PTNT các tỉnh. VASEP còn góp phần không nhỏ
vào việc quảng bá thương hiệu cá tra sang thị trường thế giới thông qua việc giúp đỡ
các doanh nghiệp hội viên tham gia các hội chợ quốc tế (Brussels, Boston...) cũng như
tổ chức thành công hội chợ Vietfish hàng năm; bên cạnh đó còn bảo vệ thương hiệu cá tra qua những lần bị nói xấu, bị đưa vào sách đỏ WWF. Ngoài ra, VASEP còn tổ chức nhiều hoạt động đào tạo, hội thảo, chung cấp thông tin phong phú, đa dạng và cập nhật về thị trường trong nước và thương mại quốc tế, thông qua các tạp chí “Thương mại Thủy sản”, “Vietfish International” bản cứng và bản mềm tại website
www.vietfish.org
Bên cạnh các hoạt động thành công, vai trò của VASEP trong điều hành ngành cá tra vẫn còn mờ nhạt, chưa thể hiện được vai trò đại diện và liên kết hội viên trong Hiệp hội trong hoạt động xuất khẩu, chưa khai thác tốt tính cộng đồng của các doanh nghiệp trong kinh doanh cá tra xuất khẩu, nên hiện tượng tranh mua tranh bán vẫn còn tiếp diễn. Chúng ta có VASEP, rồi có Hiệp hội Nghề cá điều hành, nhưng điều hành, quản lý sản xuất, xuất khẩu cá tra tại sao vẫn rối, những chính sách hiện có không có
tác dụng thực sựđến ngành cá tra. Điều này chứng tỏ hoạt động của hội, hiệp hội chưa thực sự hiệu quả.
Sắp tới đây, Hiệp hội cá tra Việt Nam sẽđược thành lập với mục tiêu phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động về sản xuất và tiêu thụ cá tra, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, cộng đồng góp phần phát triển ổn định, bền vững; đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu cá tra trên thị trường thế giới theo chủ trương chính sách của nhà nước. Hy vọng, Hiệp hội ra đời sẽ góp phần định hướng giúp nghề nuôi cá tra phát triển ổn định và bền vững, trong đó các vấn đề yếu kém về mất cân đối cung cầu, giá cả nguyên liệu không ổn định, cạnh tranh không lành mạnh sẽ được giải quyết một cách thống nhất; góp phần giải quyết những khó khăn về các hoạt động nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, thị trường tiêu thụ đối với con cá tra trong thời gian qua. Qua đó giúp nghề nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra của Việt Nam phát triển ổn định, bền vững gắn với bảo vệ môi trường.