Bên cạnh năng lực nội tại của doanh nghiệp và ngành cá tra, những lĩnh vực tài chính – tín dụng, vận tải, bảo hiểm, cơ sở hạ tầng... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững trong hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL.
Thời gian qua, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đã tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ tài chính – tín dụng, các nguồn vốn đầu tư phục vụ nhu cầu phát triển của ngành thông qua các chủ trương chính sách của nhà nước về tín dụng cho chăn nuôi và thủy sản. Dưới sự chỉ đạo và điều hành của nhà nước, hộ nuôi và doanh nghiệp đã nhận được sự tạo điều kiện của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong việc vay vốn đầu tư nhà máy, sản xuất, thu mua nguyên liệu; tiếp cận các gói cứu trợ của Chính phủ trong việc nuôi trồng và sản xuất cá tra. Đặc biệt, Ngân hàng Phát triển Việt Nam luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cá tra. Tính đến nay, VDB đã cho vay 1,095 tỷđồng để xây dựng 23 nhà máy chế biến cá tra tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; phát hành 48 chứng thư bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại để
thực hiện phương án sản xuất kinh doanh xuất khẩu cá tra. Từ năm 2008 đến nay, VDB thường xuyên tham gia hỗ trợ vốn trên 30% kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu đã vay vốn từ VDB, nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu năm nào cũng tăng trưởng mạnh. Năm 2008 khi giá cá tra nguyên liệu sụt
giảm mạnh, VDB đã tăng giải ngân cho các doanh nghiệp thu mua cá nguyên liệu quá cỡ trong dân để duy trì vùng nguyên liệu. Giai đoạn 2009-2011, trong bối cảnh kinh tế
thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, hệ thống Ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng, nhưng VDB vẫn duy trì và đảm bảo vốn giải ngân cho các doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu cá tra, góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vượt qua thời khắc khó khăn.
Tuy nhiên, do yếu trong khâu kiểm tra giám sát nên tình trạng vay vốn sử dụng sai mục đích vẫn còn đang diễn ra, ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong công tác hỗ trợ nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra.
Ngoài vốn vay ưu đãi từ chính sách của nhà nước, các doanh nghiệp còn vay vốn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất cao, cộng với chi phí đầu vào tăng cao (giá nhân công, giá xăng dầu và điện nước cũng liên tục tăng), lạm phát khiến đồng tiền bị mất giá... trong khi đó, giá xuất thấp, thời gian thanh toán chậm, doanh nghiệp xuất khẩu ôm gánh nặng chi phí, nợ nông dân, nợ ngân hàng... dẫn đến đóng cửa hàng loạt trong thời gian qua. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng do thiếu vốn để mua cá nguyên liệu. Nhà nhập khẩu chậm thanh toán tiền hàng, doanh nghiệp nợ hộ nuôi, hộ nuôi không có vốn để tiếp tục đầu tư ao thả cá dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Rồi do ảnh hưởng dây chuyền của việc dư nợ của một số
doanh nghiệp khiến nhiều ngân hàng thương mại buộc doanh nghiệp giảm nợ vay, làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề vốn.
Các dịch vụ vận tải, bảo hiểm, logistics hiện nay rất phát triển với nhiều loại hình sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra. Ngành nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu cá tra đòi hỏi phải có sựđáp ứng cao hơn về hệ
thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp về điện và giao thông. Giao thông thủy trong
ĐBSCL vẫn là thế mạnh; khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy chiếm tới 90% tổng lượng hàng hóa được vận chuyển. Giao thông đường bộ cũng có sự tăng trưởng nhanh. Mặc dù hệ thống điện vùng ĐBSCL đã được cải thiện trong thời gian qua, nhưng việc thiếu hụt điện trong thời gian gần đây không chỉảnh hưởng trực tiếp đến vùng nuôi và còn ảnh hưởng đến các nhà máy chế biến thức ăn và chế biến sản phẩm thủy sản.