Tính liên kết giữa các khâu trong chuỗi hoạt động xuất khẩu cá tra

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 86)

Quá trình nuôi trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá tra hợp thành một chuỗi khép kín đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi. Tuy

nhiên tính liên kết trong chuỗi cung ứng cá tra còn rất lỏng lẻo và chưa có chiến lược lâu dài.

Hiện nay mô hình liên kết giữa người nuôi và nhà máy chế biến cá tra đã được một số nhà máy và người nuôi thực hiện. Mô hình liên kết này được thực hiện dưới hai hình thức: (1) Hình thức liên kết dưới dạng hợp đồng sản xuất – bao tiêu sản phẩm giữa người nuôi và nhà chế biến. Hợp đồng quy định rõ số lượng, chất lượng, quy trình sản xuất của sản phẩm, cơ chế thưởng phạt giữa hai bên. (2) Hình thức liên kết dưới dạng sản xuất gia công. Theo hình thức này, người nuôi tựđầu tư đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất. Nhà chế biến đầu tư một phần vốn sản xuất dưới dạng phân bón, thức ăn gia súc, con giống, và hỗ trợ kỹ thuật. Tuy nhiên mô hình liên kết này quy mô còn nhỏ, còn lỏng lẻo và chưa thực sựđảm bảo lợi ích của hai bên.

Tình trạng thừa cá, nhà máy ép giá người nuôi; ngược lại khi khan hiếm nguyên liệu đến lượt người nuôi làm eo với nhà máy. Kịch bản này diễn ra liên tục nhiều năm trước. Việc phát triển nuôi trồng và sản xuất, chế biến cá tra thiếu quy hoạch, thiếu liên kết giữa vùng nuôi và doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng lúc thừa lúc thiếu cá tra nguyên liệu cho sản xuất, nông dân lúc lỗ lúc lãi thiếu bền vững. Doanh nghiệp không có kế hoạch cụ thể cho nhu cầu cá nguyên liệu sản xuất trong năm, người nuôi thả nuôi tự do theo năng lực, hai bên chưa thống nhất được sản lượng, kích cỡ cá nguyên liệu cho từng vụ, dẫn đến tình trạng giá cả nguyên liệu bấp bênh. Mặc dù giữa doanh nghiệp và người nuôi ký kết hợp đồng bao tiêu nguyên liệu ngay từ khi thả cá, thậm chí ký hợp đồng thu mua trong thời gian thu hoạch, nhưng hai bên vẫn không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng khi thị trường có những biến động về giá. Khảo sát các hộ nuôi cá tra đơn lẻ, trước đây nhiều hộđã từng ký hợp đồng bao tiêu với nhà máy, nhưng cuối cùng một trong hai bên vẫn phá vỡ hợp đồng, không bên nào nhường bên nào, nên người nuôi cũng không còn mặn mà với cách giải quyết đầu ra này nữa. Chính tình hình này làm cho mối liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa thật sự khăng khít, làm cho hoạt động chế biến xuất khẩu thường xuyên ở trạng thái bịđộng.

Trong khi đó, dù ngành cá tra Việt Nam gần nhưđộc chiếm thị trường thế giới, với hơn 90% thị phần nhưng vẫn bị nhà nhập khẩu ép giá. Đó là do sự thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt và riêng nên sẵn sàng xé lẻ, giảm giá bán để có khách hàng. Hậu quả của bài học về sự thiếu hợp

tác này đã quá rõ ràng. Chính phủ Mỹ áp dụng luật chống bán phá giá cá tra, khách hàng châu Âu không chỉ ép giá mà còn bị nhà nhập khẩu mất niềm tin về chất lượng, khi “bán nước đá” chứ không phải bán cá tra phi lê do tỷ lệ mạ băng quá nhiều.

Thậm chí giữa các hộ nuôi cá tra nguyên liệu cũng chưa có sự liên kết trong việc tiêu thụ cá tra. Các hộ nuôi riêng lẻđã từng liên kết với nhau trong việc định giá cá tra nguyên liệu để bán cho nhà máy chế biến, nhưng cũng chính họ tự phá vỡ

nguyên tắc, bán phá giá để nhanh thu hồi vốn.

Sựđấu đá trong nội bộ ngành đã bộc lộ rõ sự liên kết lỏng lẻo giữa khâu nguyên liệu và đầu vào của hoạt động chế biến. Một trong những nguyên nhân này nhưđã nói

ở trên là các hộ nuôi còn hoạt động tự do, chưa tham gia vào các tổ chức điều phối ở

các địa phương, ý thức tuân thủ pháp luật về hợp đồng của các đối tượng liên quan còn kém nên hợp đồng bao tiêu – công cụ liên kết chặt chẽ giữa hai bên – chưa phát huy

được tác dụng tích cực của nó.

Qua phân tích các yếu t trong nước tác động đến tính bn vng ca hot động xut khu cá tra ĐBSCL, các yếu t này tác động có nhng mt tích cc như:

- ĐBSCL có điu kin t nhiên thun li cho hot động nuôi trng, chế biến và xut khu cá tra.

- Ngun cá tra ging đáp ng đủ nhu cu nuôi cá tht.

- Din tích và sn lượng nuôi cá tra tăng, đáp ng nhu cu nguyên liu cho các nhà máy chế biến xut khu.

- Năng sut nuôi cá tra ngày càng tăng nh áp dng công ngh nuôi trng hin

đại. Cht lượng cá tra nguyên liu đảm bo nh áp dng các quy trình sn xut sch như Global GAP, VietGAP, ASC...

- Các doanh nghip chế biến bước đầu đã xây dng vùng nuôi riêng, t ch

ngun nguyên liu.

- Trình độ sn xut, chế biến ca các doanh nghip xut khu cá tra đã ngang tm vi khu vc và thế gii.

- Các doanh nghip chế biến cá tra xut khu đã trin khai nhiu h thng qun lý cht lượng và đảm bo cht lượng theo tiêu chun quc tế; quan h công nhn cht lượng vi các nước có nhiu phát trin.

- Th trường xut khu cá tra ngày càng m rng, chng loi sn phm xut khu khá phong phú.

- Nhng h tr ca chính ph cho ngành cá tra to điu kin cho doanh nghip m rng sn xut cũng như xut khu.

- Hot động ca các Hi, Hip hi ngành nghề đã góp phn ln vào vic qung bá thương hiu cá tra.

Tuy nhiên, bên cnh đó còn không ít nhng nh hưởng tiêu cc như:

- Cht lượng cá b m, cá tra ging có chiu hướng suy gim.

- Cht lượng sn phm chưa n định.

- Chưa liên kết và hài hòa tt li ích ca các bên tham gia vào quá trình xut khu cá tra, dn đến s cnh tranh không lành mnh trong ni b ngành.

- Đầu tư cho hot động marketing, qung bá thương hiu chưa được đồng b.

- Vn đề chỉ đạo qun lý ca các cp trong ngành t Trung ương đến địa phương trong vic nuôi trng, sn xut cá tra ở ĐBSCL còn nhiu yếu kém, bt cp, chưa đi sâu sát vi thc tế, chưa phát huy được vai trò trách nhim vi cng đồng dân cư nuôi cá trong vùng.

- Chưa quan tâm thích đáng đến môi trường pháp lý trong kinh doanh quc tế tính trung thc trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)