Xây dựng mô hình liên kết dọc trong chuỗi hoạt động xuất khẩu cá tra

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 99)

ĐBSCL MT CÁCH BN VNG.

3.2.1. Nhóm gii pháp 1: Xây dng liên kết trong nuôi trng, chế biến và xut khu cá tra. xut khu cá tra.

Những đòi hỏi ngày càng gắt gao của thị trường về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, cũng như để ổn định nguyên liệu và giá nguyên liệu cho chế biến, việc xây dựng các mô hình liên kết dọc và liên kết ngang trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra là biện pháp tối ưu để phát triển bền vững ngành sản xuất-xuất khẩu cá tra nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người nuôi và nhà chế biến.

3.2.1.1. Xây dng mô hình liên kết dc trong chui hot động xut khu cá tra. khu cá tra.

Mô hình liên kết dọc là liên kết giữa các khâu nối tiếp nhau trong chu trình sản xuất cá tra xuất khẩu: khách hàng tiêu thụ, nhà máy chế biến – xuất khẩu, người nuôi, nhà sản xuất thức ăn, nhà cung cấp thuốc-hóa chất, nhà sản xuất con giống. Bên cạnh

đó, các ngành phụ trợ và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong liên kết chuỗi.

Ni dung gii pháp:

Hoàn thiện liên kết giữa người nuôi – nhà máy chế biến: Đây là liên kết quan trọng nhất trong chuỗi liên kết của chu trình nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra. Nhà máy chế biến trở thành tác nhân định hướng cho người nuôi trên cơ sở giao hợp

đồng dài hạn về sản lượng nuôi, thời gian nuôi thả, quy cách...

Với hình thức hợp đồng bao tiêu, Nhà nước cần thiết phải xây dựng các quy

định bằng văn bản pháp luật trong đó quy định rõ nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng, đặc biệt là thời gian thu hoạch, thanh toán; quy định rõ biện pháp chế

tài khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng.

Khuyến khích phát triển hình thức liên kết dưới dạng dạng sản xuất gia công. Bởi vì ngoài việc tiêu thụ sản phẩm, ngư dân còn có thểđược hỗ trợ về vốn, con giống,

ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ

sản phẩm, giá cả mua bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu của thị trường; trong đó đặc biệt quan trọng là khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ gia tăng mạnh mẽ.

Từ mô hình liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến dưới hình thức sản xuất gia công, mở rộng mô hình liên kết dọc hoàn thiện cho toàn chuỗi giá trị cá

tra. Mô hình liên kết toàn chuỗi được thể hiện trong hình 3.1. Ngoài liên kết giữa hai chủ thể chính là người nuôi và doanh nghiệp, mô hình liên kết hoàn thiện này còn bao gồm sự tham gia chặt chẽ của các nhân tố đầu vào: trại giống, nhà sản xuất thức ăn, nhà cung cấp thuốc, hóa chất, và các dịch vụ khác; các ngành phụ trợ, Viện nghiên cứu, các tổ chức chứng nhận và kiểm nghiệm độc lập. Các yếu tốđầu ra như nhà nhập khẩu, người tiêu dùng cũng tham gia vào chuỗi với ý nghĩa xác định nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, làm cơ sở cho nuôi trồng, chế biến. Sự kết nối giữa các nhân tố trong chuỗi

được ràng buộc bởi các hợp đồng được ký kết giữa các bên.

- Hợp đồng cốt lõi: hợp đồng giữa hộ nuôi và nhà máy chế biến. Theo đó người nuôi tự đầu tư đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất. Nhà chế biến đầu tư

một phần vốn sản xuất dưới dạng phân bón, thức ăn gia súc, con giống, hỗ trợ kỹ

thuật... Hộ nuôi cung cấp sản phẩm theo hợp đồng theo mức giá thỏa thuận, và giảm rủi ro về thị trường tiêu thụ, ổn định thị trường và giá bán, có thể tính toán trước doanh thu, lợi nhuận, và giảm một phần vốn sản xuất. Ngược lại, nhà chế biến có vùng nguyên liệu gia công, bảo đảm ổn định nguyên liệu chế biến, ổn định giá, ít lệ thuộc vào biến động thị trường.

- Các hợp đồng cung cấp dịch vụ: Nhà máy ký hợp đồng với các nhà cung cấp giống, thức ăn, thuốc, hóa chất... theo yêu cầu của người nuôi nhưng có sự quản lý của nhà máy nhằm đảm bảo cá được nuôi theo quy trình chặt chẽ, khoa học để đạt năng suất cao nhất và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Các hợp đồng cho liên kết dọc: Hợp đồng giữa nhà máy với các ngành phụ trợ (ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo hiểm, vận tải, logistics...), với các cơ quan chứng nhận và kiểm nghiệm độc lập... Cụ thể:

+ Hợp đồng giữa nhà máy với ngân hàng, các tổ chức tín dụng (hợp đồng hỗ trợ

tín dụng, hợp đồng bảo lãnh vay vốn) nhằm đảm bảo vốn phục vụ cho hoạt động liên kết nuôi với người dân, hoạt động chế biến xuất khẩu.

+ Hợp đồng với Viện/trường học nghiên cứu để nghiên cứu giống, các thuốc, hóa chất phục vụ cho nuôi trồng và chế biến, nghiên cứu kỹ thuật nuôi nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động nuôi trồng và chế biến.

Hình 3.1: Mô hình liên kết dc hoàn thin

Ngun: Nghiên cu ca tác gi

+ Hợp đồng với các tổ chức chứng nhận độc lập để đăng ký chứng nhận các tiêu chuẩn nuôi trồng tại vùng nuôi mà doanh nghiệp liên kết, các tiêu chuẩn sản xuất tại doanh nghiệp... để minh chứng cho nhà nhập khẩu/người tiêu dùng rằng sản phẩm cá tra đạt tiêu chuẩn từ nuôi trồng đến chế biến.

+ Các cơ quan kiểm nghiệm độc lập, ở đây là NAFIQAD đại diện để kiểm tra việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại nhà máy, cấp giấy chứng nhận HACCP và giấy chứng nhận sức khỏe (Health Certificate)... cho lô hàng xuất khẩu, đảm bảo đủ

tiêu chuẩn, hồ sơ thủ tục xuất khẩu. HỘI NGƯỜI NUÔI CÁ TRA HỘI NHÀ CHẾ BIẾN-XK CÁ TRA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN- XK Người tiêu dùng Nhà nhập khẩu HỘ NUÔI Tri ging Các dv khác Nhà sx thuc, hc NM Thc ăn Viện

nghiên cứu Các ngành phụ trợ Tổ chức chứng nhận độc lập nghiệm độc lập Tổ chức kiểm

HĐ CỐT LÕI Các HĐ

cung cấp DV

Bên cạnh đó, Hội người nuôi cá tra đóng vai trò đại diện cho hộ nuôi trong việc giám sát giá gia công, giá sàn nguyên liệu, để tránh tình trạng thâu tóm và khống chế

giá của các nhà máy chế biến. Hội các nhà chế biến – xuất khẩu cá tra đóng vai trò đại diện cho các nhà máy để thảo luận và thống nhất giá sàn xuất khẩu.

Điu kin thc hin gii pháp:Để thực hiện tốt chuỗi liên kết này, phải có sự

kết hợp đồng bộ giữa các tác nhân trong chuỗi dưới sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các bộ, ban ngành và các hội, hiệp hội. Cần quy định bằng văn bản pháp luật các biện pháp chế tài khi vi phạm hợp đồng cũng như vấn đề nợ dai, chậm thanh toán cho hộ nuôi. Luật Thủy sản phải bổ sung các mẫu hợp đồng trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi mà vẫn bảo vệ cho người nuôi. Phải làm tốt công tác dự báo thị trường và phụ thuộc vào “lòng người” giữa các đối tác trong liên kết.

Li ích d kiến đạt được: Thực hiện liên kết giúp kiểm soát được chi phí, chất lượng sản phẩm tốt và đồng đều, ổn định được giá đầu ra và cân đối cung cầu. Tham gia liên kết chuỗi sẽ làm cho từng bộ phận trong chuỗi mạnh lên, nâng cao năng lực sản xuất và chuyên môn hóa tốt hơn, các tác nhân trong chuỗi đều được hưởng lợi, có cùng tiếng nói và trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng, do đó dễ dàng chia sẽ thông tin, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá tra, tăng tính bền vững về mặt kinh tế và xã hội.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)