Nội dung giải pháp:
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà cả
cộng đồng nhân loại đang hướng tới. Đểđáp ứng xu hướng này, việc xây dựng và phát triển các vùng nuôi an toàn, sạch bệnh là rất cần thiết. Nuôi cá tra an toàn là quá trình nuôi cá tra có áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm nuôi, an toàn về dịch bệnh cho cá nuôi, thân thiện với môi trường và đảm bảo có hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Hiện nay có quá nhiều các tiêu chuẩn áp dụng cho nuôi trồng thủy sản an toàn chất lượng. Việc lựa chọn một tiêu
chuẩn phổ biến để áp dụng là cần thiết trong giai đoạn đầu. Tác giả đề nghị chọn bộ
tiêu chuẩn Global GAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) để áp dụng đồng bộ cho các vùng nuôi cá tra thương phẩm. Chính phủ có quy định bằng văn bản pháp luật bắt buộc áp dụng Global GAP cho toàn bộ các trang trại nuôi cá tra thương phẩm. Doanh nghiệp dựa vào năng lực của mình và thị trường mục tiêu mà áp dụng các tiêu chuẩn nuôi an toàn mà thị trường mục tiêu yêu cầu. VASEP và Hiệp hội Cá tra Việt Nam nên đấu tranh với các cấp thẩm quyền tại EU và các nước nhập khẩu về những quy định nếu cho là không phù hợp, chồng chéo, phi lý...
Về lâu dài cá tra Việt Nam không thể cứ chạy theo các tiêu chuẩn của nước ngoài mãi, để xây dựng thương hiệu cá tra bền vững, các cơ quan chức năng cần xây dựng quy trình nuôi cá tra riêng, bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các thông số chứng minh cá nuôi trong môi trường như vậy sẽđảm bảo chất lượng. Có thể tham khảo công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn nước, dựa trên thiết kế và cơ chế vận hành của công nghệ này, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu ứng dụng vào nuôi cá tra tại ĐBSCL, từđó xây dựng và luật hóa quy trình nuôi cá tra này để áp dụng cho toàn bộ vùng nuôi cá tra ĐBSCL.
Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn nước được nghiên cứu và ứng dụng trên thế
giới, ứng dụng khả năng cử lý chất thải của vi sinh vật. Đây được xem là công nghệ
nuôi thủy sản tiên tiến hiện nay nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, tăng cường hiệu suất sử dụng nguồn nước, tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn sinh học cho hệ thống nuôi, giảm thiểu mầm bệnh.
Nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác khuyến ngư để khi bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Global GAP hay quy trình nuôi riêng của cá tra, cán bộ khuyến ngư có đủ năng lực chuyên môn chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng tốt, hiệu quả cho hộ
nuôi.
Hội người nuôi cá tra và cá tổ hợp tác, hợp tác xã tổ chức các buổi giới thiệu, hướng dẫn các kỹ thuật nuôi hiệu quả: mật độ thả, lượng thức ăn, cách sử dụng thuốc, hóa chất... để giúp hộ nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong nuôi cá tra thương phẩm.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi trong việc về
kết/ký hợp đồng bao tiêu. Các cơ quan thẩm quyền cần tích cực xây dựng quy trình nuôi riêng của cá tra, từđó tuyên truyền để được chấp nhận trên thị trường thế giới.
Lợi ích dự kiến đạt được: Hình thành vùng nuôi an toàn bền vững, cung ứng sản cá tra nguyên liệu an toàn và sạch bệnh phục vụ chế biến xuất khẩu, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường.