Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp 1.52% vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và 28.44% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2012 (phụ lục 2). Xuất khẩu cá tra thu lại ngoại tệ
góp phần vào thu nhập quốc gia. Xuất khẩu cá tra bền vững không chỉđóng góp giá trị
vào tăng trưởng GDP mà còn tạo nên tính ổn định cho tăng trưởng kinh tế. Hướng tới xuất khẩu bền vững mặt hàng cá tra là góp phần phát triển bền vững nền kinh tế.
Xuất khẩu bền vững cá tra góp phần xóa đói giảm nghèo nông thôn, giúp duy trì công ăn việc làm cho người nông dân. Khi xuất khẩu cá tra được đẩy mạnh tăng trưởng và ổn định, người lao động tham gia vào chuỗi hoạt động liên quan đến xuất khẩu cá tra từ nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, ngành phụ trợ... cũng nhận được lợi ích:
giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống... Có đầu ra bền vững, người nông dân chuyên tâm với nghề nuôi cá tra, giảm thiểu hiện tượng chuyển đổi ngành nghề.
Với hệ thống sông ngòi chằng chịt của ĐBSCL là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra. Hoạt động nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu tác động rất nhiều đến môi trường nước qua nước thải, chất thải, thức
ăn nuôi cá dư thừa, thuốc, hóa chất... Xuất khẩu bền vững cá tra hướng đến hoạt động nuôi trồng, chế biến sử dụng phương thức và công nghệ hiện đại hơn nhằm giảm thiểu tổn hại đến môi trường nước.
Người tiêu dùng ngày nay ngày càng đòi hỏi tiêu dùng thực phẩm chất lượng và an toàn, và ngày càng chú trọng những sản phẩm có tính bền vững và thân thiện với môi trường. Đểđáp ứng nhu cầu đó, cá tra ĐBSCL cần thiết phải hướng tới xuất khẩu bền vững.
Với những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và ổn
định xã hội mà xuất khẩu bền vững cá tra ĐBSCL mang lại cùng với những yêu cầu mới đặt ra cho sản phẩm này, việc xuất khẩu bền vững cá tra ĐBSCL là vấn đề cần thiết.