Thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia Thái Lan. Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Thái Lan năm 2011 đạt 570,000 tấn, tăng 50% so với thập kỷ trước, tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 5 tỷ USD, là nước đứng thứ ba có kim
ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, với thị trường xuất khẩu số 1 là Hoa Kỳ
(chiếm 36.4% giá trị), tiếp đến là Nhật Bản (28.4%).
Ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt của Thái Lan đã có truyền thống lâu đời, tồn tại trên 90 năm. Cá tra là một trong những loại cá nước ngọt được chú trọng tại Thái Lan. Mặc dù chỉ mới nuôi và chế biến cá tra trong vài năm gần đây nhưng sản phẩm cá tra của Thái Lan đã thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu đạt 6,239 tấn, trị giá 19.7 triệu USD (2009). Đây được coi là một thành tựu nổi trội của ngành cá tra “trẻ tuổi” của Thái Lan. Dựđoán trong tương lai không xa, cá tra Thái Lan sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt Nam.
Để đạt được những thành tựu bước đầu đó, ngành cá tra Thái Lan đã có những chính sách phát triển đúng đắn ngay từ ban đầu:
Trong hoạt động xuất khẩu của Thái Lan, chiến lược nổi bật nhất của nước này chính là phát triển tập trung vào một số mặt hàng thủy sản có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối một số mặt hàng và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn. Bên cạnh những chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu rõ ràng, ngành công nghiệp thủy hải sản Thái Lan thể hiện rõ sựưu việt hơn trong kiểm soát chi phí, tổ chức và định hướng hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới.
Chiến lược chung cho ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt của Thái Lan ngay từ cuối những năm 90 đã chú trọng các vấn đề kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích tăng sản lượng và tăng thu nhập cho hộ nuôi, giảm chi phí; đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng yêu cầu thế giới về
an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc; giám sát và bảo vệ môi trường nuôi; trách nhiệm xã hội và các quy định lao động.
Cục nghề cá Thái Lan thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát và giám sát chặt chẽ
nghề nuôi cá tra:
- Đăng ký trại nuôi
- Hỗ trợ kỹ thuật cho việc sử dụng thức ăn, kháng sinh. - Giám sát dư lượng kháng sinh trong nuôi cá.
- Các đơn vị kiểm tra cơ động giám sát dịch bệnh và việc sử dụng kháng sinh, thức ăn nuôi cá.
- Giám sát chất lượng nước của cả hai đầu vào và đầu ra của trang trại nuôi.
- Kiểm tra vệ sinh trang trại và thực hành xử lý sau thu hoạch.
- Đào tạo người nuôi về GAP, hướng dẫn sử dụng hoá chất một cách an toàn.