Sau khi giậm nhảy, chân giậm vẫn duỗi thẳng, người gần như thẳng đứng. Chân lăng vẫn tiếp tục đá lên cao, khi đã cao hơn xà chân lăng chủ động hạ xuống bên kia xà (mũi chân hơi xoay ép về phía xà) tạo điều kiện nâng chân giậm nhảy qua xà. Chân giậm nhảy hơi co lại và chuyển động qua xà bằng đường vòng cung, lúc này đầu gối và mũi bàn chân giậm hơi xoay ra ngoài (phía xà). Đối với nhảy cao “Bước qua” chân giậm nhảy hay chạm vào xà do không nâng được lên cao. Do đó, để nâng được chân giậm thì ngoài việc tích cực hạ chân lăng, còn phải chủđộng gập thân trên về trước, xuống dưới, đồng thời đánh hai tay xuống dưới.
Hình 34. Kĩ thuật giai đoạn trên không và tiếp đất của nhảy cao “Bước qua” - Kĩ thuật giai đoạn rơi xuống đất kiểu nhảy cao “Bước qua”.
Với kiểu nhảy “Bước qua”, người nhảy rơi xuống ở tư thế đứng. Chân lăng sau khi qua xà duỗi thẳng, nhanh chóng tiếp xúc đất, khi tiếp xúc với đất cần chùng khớp cổ chân, gối, hông. Chân giậm tiếp đất sau nhưng ở phía trước chân lăng cũng chùng gối khi chạm đất. Khi mới chạm đất trục vai người nhảy gần song song với xà, mắt hướng phía xà.
NHIỆM VỤ
1. Cá nhân đọc tài liệu thông tin sau:
- Kĩ thuật giai đoạn trên không nhảy cao “Bước qua”. - Kĩ thuật giai đoạn rơi xuống đất nhảy cao “Bước qua”.
Sinh viên viết thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 1.
2. Thảo luận và tập luyện theo nhóm học tập với nội dung sau:
- Thực hiện các động tác bổ trợ cho kĩ thuật giai đoạn trên không của nhảy cao “Bước qua”.
+ Tại chỗ thực hiện động tác qua xà và kĩ thuật rơi xuống đất kiểu nhảy cao “Bước qua”.
+ Đà 1 - 2 bước bật nhảy thực hiện kĩ thuật trên không và rơi xuống đất kiểu nhảy cao “Bước qua” với xà thấp.
+ Chạy đà 3 - 5 bước giậm nhảy thực hiện kĩ thuật trên không và kĩ thuật rơi xuống đất kiểu nhảy cao “Bước qua” với xà thấp sau đó nâng cao dần.
- Thực hiện các bài tập trò chơi nhằm phát triển tố chất sức mạnh cơ chân. - Tìm hiểu một số sai lầm thường mắc và cách sửa chữa trong kĩ thuật nhảy cao “Bước qua”.
- Sai lầm thường gặp trong tập luyện giai đoạn trên không của nhảy cao “Bước qua”. Biện pháp khắc phục.
3. Hoạt động cả lớp. Đại diện các nhóm thể hiện kĩ thuật động tác nhảy cao “Bước qua”. cao “Bước qua”.
- *Xem tranh ảnh, băng hình về kĩ thuật của các giai đoạn nhảy cao “Bước qua”.
- Lựa chọn một số học sinh có kĩ thuật đúng, kĩ thuật chưa đúng thực hiện các giai đoạn kĩ thuật nhảy cao “Bước qua”. Tập thể nhận xét.
- Đà hoàn chỉnh, giậm nhảy thực hiện kĩ thuật trên không và tư thế kết thúc sau khi qua xà của nhảy cao “Bước qua” với mức xà trung bình.
- Phối hợp hoàn chỉnh các giai đoạn kĩ thuật nhảy cao “Bước qua”.
- Nâng cao kĩ thuật nhảy cao “Bước qua”. - Thi đấu thử kĩ thuật nhảy cao “Bước qua”.
- Hoạt động một số trò chơi phát triển sức nhanh, sức mạnh của cơ chân. - Cách khắc phục những sai lầm thường gặp giai đoạn trên không của nhảy cao “Bước qua”.
Sinh viên viết thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 3.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 3
Đánh dấu x vào ô trống trước những nội dung và phương án đúng.
1. Trong nhảy cao thường sử dụng kiểu đá lăng nào?
a. Đá lăng thẳng chân. b. Đá lăng cong chân.
2. Sau khi qua xà nhảy cao “Bước qua” lần lượt bộ phận nào tiếp đất trước?
a. Hai tay. b. Chân giậm. c. Chân lăng.
Hoạt động 4. TÌM HIỂU KĨ THUẬT TRÊN KHÔNG VÀ RƠI XUỐNG ĐẤT CỦA NHẢY CAO KIỂU “NẰM NGHIÊNG” (2 tiết) XUỐNG ĐẤT CỦA NHẢY CAO KIỂU “NẰM NGHIÊNG” (2 tiết)
THÔNG TIN CƠ BẢN