Kĩ thuật chạy đà kiểu nhảy cao “Bước qua”

Một phần của tài liệu ĐIIỀN KINH (Trang 38)

Cự li toàn đà thường từ 5 đến 7 bước, có khi đến 9 bước. Chạy đà từ phía chân lăng. Chân giậm nhảy là chân ở xa xà, chân lăng là chân

gần xà. Chạy đà theo đường thẳng tạo thành một góc 30 – 600 so với hình chiếu xà ngang (góc độ chạy đà).

Đoạn đầu chạy tương tự như kĩ thuật giữa quãng của chạy cự li trung bình, nhưng cẳng chân đá lăng vươn nhiều về trước, bước chạy tương đối dài, có độ nảy hơn.

Vào đoạn sau tức là 2 – 4 bước cuối cùng, chạy bằng gót chân kiểu “Bàn thấm” gót chạm đất trước rồi chuyển lên mũi bàn chân, góc đạp sau nhỏ. Sau khi rời đất, cẳng chân không hất lên cao mà đưa là là mặt đất về trước, tay đánh sát người và về trước nhiều hơn ra sau, trọng tâm hạ thấp. Người thẳng, toàn bộđộng tác như “Ngồi chạy”.

Hình 31. Hai bước cui cùng trong chy đà nhy cao kiu “Bước qua”

Đến bước cuối cùng chân giậm nhảy vươn rất dài về trước dùng gót chạm đất. Hông và đầu gối duỗi hết trên một đường thẳng với thân người. Hai tay cùng đánh ra sau, hoặc tay bên giậm nhảy đánh thẳng ra sau, còn tay kia gập lại giữ cạnh người. Điều đặc biệt quan trọng là tư thế thân người và chân trên một đường thẳng chếch về sau là do kết quả của việc chuyển chân về trước rất nhanh, rất dài chứ hoàn toàn không phải vì thân người chủ động ngả ra sau. Chạy đà thoải mái, có nhịp điệu, tốc độ tăng liên tục và đạt nhanh nhất vào thời điểm chuẩn bị giậm nhảy. Ở kiểu nhảy cao “Bước qua” độ ngả thân trên về sau ở những bước cuối cùng ít hơn các kiểu nhảy khác. Điểm cuối cùng của chạy đà cũng là điểm giậm nhảy.

Một phần của tài liệu ĐIIỀN KINH (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)