Theo công thức tính độ cao H ta thấy rằng:
- α chỉ tăng đến giới hạn hợp lí: α = 900 trong nhảy cao để (sin2α có giá trị lớn nhất).
- g gia tốc rơi tự do là một hằng số không đổi (9,8m/s2). - V02 có thể tăng vô hạn.
- h0 là độ cao ban đầu của trọng tâm cơ thể trước lúc giậm nhảy.
- Như vậy (H) hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố V02, mà yếu tố V02 là kết quả cho chạy đà và giậm nhảy tạo nên. Trong đó, giậm nhảy có tính quyết định vì nhiệm vụ giậm nhảy là tạo ra tốc độ bay ban đầu lớn nhất và góc bay hợp lí. Còn chạy đà tạo ra tốc độ nằm ngang tạo điều kiện tốt cho giai đoạn giậm nhảy. Chạy đà và giậm nhảy liên quan hỗ trợ lẫn nhau tạo tiền để cho giậm nhảy đạt hiệu quả cao nhất.
Cơ sởđể cải tiến kĩ thuật rơi xuống đất trong nhảy cao
Trong đó F là lực chấn động, h là độ cao quỹđạo bay, P là trọng lượng người nhảy, s là quãng đường hoãn xung mà người nhảy cần thực hiện và cải tiến. Lực chấn động F phụ thuộc nhiều vào s, do vậy cần cải tiến s. Muốn cải tiến s cần tăng cường độ gấp các khớp, cải tiến chất lượng hố cát làm tăng độ xốp cát, độ đàn hồi đệm nhằm kéo dài quãng đường hoãn xung giảm lực chấn động.
* Sự phát triển thành tích nhảy cao thế giới
- Kỉ lục thế giới nhảy cao (nam) chính thức được công nhận ngày 18 tháng 5 năm 1912.
- Kiểu nhảy cao “Nằm nghiêng”, còn gọi là kiểu nhảy cao “Ôrin” vì trong cuộc thi đấu Palo Anto với thành tích 2000m của vận động viên Đ. Ôrin (Mĩ) người đầu tiên vượt qua độ cao 2m với tư thế “Nằm nghiêng”, nên khi qua xà người ta lấy tên anh đểđặt tên cho kiểu nhảy: kiểu “ Ôrin”.
- Nhảy cao kiểu “Úp bụng”, còn gọi là kiểu nhảy cao “Xtêpanốp” vì ngày 13 tháng 7 năm 1957 tại cuộc thi ở Lêningrát, I. Xtêpanốp (Liên Xô) đã lập kỉ lục thế giới mới với thành tích 2,16m, bằng kiểu nhảy “Úp bụng” khi qua xà. Sau này người ta thường gọi đó là kiểu “Xtêpanốp”.
- Đại hội Ôlympic lần thứ 22 tổ chức tại Mátxcơva vào ngày 01 tháng 8 năm 1980 với kỉ lục nhảy cao là 2,36m.
* Sự phát triển thành tích nhảy cao ở Việt Nam được thể hiện qua một số mộc lịch sử cụ thể sau:
- Giai đoạn 1954 - 1976 kỉ lục nhảy cao ở Việt Nam là: 1,92m, do vận động viên Hoàng Vĩnh Giang (Hà Nội) lập năm 1976.
- Tính đến 04 tháng 7 năm 2003 thành tích nhảy cao (nam) là: 2,16m, do VĐV Nguyễn Duy Bằng, tỉnh Bến Tre lập.
- Thành tích nhảy cao (nữ) kỉ lục Quốc gia đầu tiên do Đào Thị Huệ (Hải Phòng) lập với thành tích 1,52m.
- Tính đến ngày 25 tháng 6 năm 2001 kỉ lục Quốc gia do Bùi Thị Nhung (Hải Phòng) lập với thành tích 1,83m.
NHIỆM VỤ
1. Cá nhân đọc tài liệu thông tin sau:
- Nguyên lí kĩ thuật môn Nhảy cao.
- Giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy nhảy cao. - Giai đoạn giậm nhảy nhảy cao.
- Giai đoạn bay trên không nhảy cao.
- Thành tích nhảy cao của thế giới và Việt Nam. - Các yếu tốảnh hưởng đến thành tích trong nhảy cao. - Cơ sởđể cải tiến kĩ thuật rơi xuống đất trong nhảy cao.
- Lịch sử phát triển và ý nghĩa hoạt động môn Nhảy cao trong giáo dục thể chất ở trường Tiểu học.
Sinh viên viết thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 1.
2. Thảo luận theo nhóm học tập với nội dung:
- Quỹđạo bay cao của cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Phân tích công thức tính độ cao H đường bay của trọng tâm cơ thể trong môn Nhảy cao. Rút ra yếu tố quyết định đến thành tích.
- Một số thành tích của vận động viên nhảy cao Việt Nam qua các thời kì phát triển.
- Giáo viên hỗ trợ giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Phần dành cho sinh viên thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 2: Yếu tố nào quyết định đến quỹ đạo bay? Liên hệ thực tế trong hoạt động nhảy cao. Cá nhân cần giải quyết những vấn đề gì?
3. Cả lớp làm bài tập. Đại biểu các nhóm thể hiện sự hiểu biết của nhóm trước tập thể. trước tập thể.
- Phân tích kĩ thuật giai đoạn giậm nhảy trong nhảy cao.
- Người ta dựa vào đâu để cải tiến kĩ thuật giai đoạn trên không của nhảy cao? - Người ta dựa vào đâu để cải tiến kĩ thuật rơi xuống đất trong nhảy xa và nhảy cao?
- Việc thay đổi tư thế các bộ phận riêng lẻ của cơ thể người nhảy ở trên không ảnh hưởng như thế nào đến quỹđạo bay trọng tâm cơ thể?
(Giáo viên gợi ý dẫn dắt những nội dung khi sinh viên hiểu biết chưa đầy đủ). Sinh viên viết thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 3.
+ Quá trình thực hiện giai đoạn giậm nhảy trong nhảy cao. + Vai trò của kĩ thuật giai đoạn rơi xuống đất trong nhảy cao.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1
Đánh dấu x vào ô trống trước những nội dung và phương án đúng. 1. Thành tích nhảy cao H phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a. Tốc độ bay ban đầu. b. Góc độ giậm nhảy.
c. Độ cao ban đầu của trọng tâm cơ thể trước khi nhảy cao.
2. Giai đoạn giậm nhảy bao gồm những thời kì nào?
a. Thời kì đưa đặt chân giậm. b. Thời kì chống hoãn xung. c. Thời kì giậm nhảy. d. Thời kì bay trên không.
Hoạt động 2. TÌM HIỂU KĨ THUẬT BẬT CAO TẠI CHỖ VÀ KĨ THUẬT CHẠY ĐÀ GIẬM NHẢY, NHẢY CAO (2 tiết) THUẬT CHẠY ĐÀ GIẬM NHẢY, NHẢY CAO (2 tiết)
THÔNG TIN CƠ BẢN
* Ý nghĩa của động tác bật cao trong hoạt động giáo dục thể chất
Tập luyện nhảy cao có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và giáo dưỡng học sinh trong nhà trường. Qua đó, nhằm hình thành các phẩm chất, ý chí và đạo đức của con người mới, góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mĩ cho các em.
Thông qua việc tập luyện và thi đấu nhảy cao sẽ có tác dụng tốt đến:
- Sự phát triển toàn diện cơ thể, trên cơ sở đó phát triển các tố chất chuyên môn như sức mạnh, sức mạnh tốc độ, sức bền và sự khéo léo…
- Sự hình thành và phát triển cảm giác của cơ thể trong không gian và thời gian.
- Sự hình thành và phát triển tính kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại, khắc phục khó khăn và lòng dũng cảm của người tập.
- Làm cho phong trào hoạt động thể dục, thể thao ở trường (kể cả nội khoá và ngoại khoá) càng thêm sôi nổi, hào hứng, cuộc sống của người tập càng thêm phong phú.
* Động tác kĩ thuật tại chỗ bật cao bằng 2 chân, đà 1.2.3 bước bật nhảy lên cao bằng 1 chân.
- Đứng tại chỗ bật cao lên bằng hai chân
a) Chuẩn bị
Đứng hai chân chạm vào nhau, hai tay buông xuôi tự nhiên, mặt ngửa lên cao nhìn vào một vật chuẩn nào đó, ví dụ: một cành lá, một quả bóng treo ở độ cao có thể bật với tay lên được.
Hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay đưa chếch chữ V xuống dưới, chữ V ngược thân người thẳng, mắt nhìn vào đích. Tiếp theo đạp mạnh hai chân phối hợp với tay đánh hai tay từ ngoài vòng vào trong, lên cao, sau đó dùng tay thuận với vật trên cao. Khi rơi xuống, hai bàn chân tiếp đất cùng một lúc bằng nửa bàn chân trên, sau đó co gối giảm dần quán tính rồi đứng thẳng lên về tư thế chuẩn bị.
Hình 29. Đứng tại chỗ bật người lên cao bằng 2 chân - Đà 1 bước bật nhảy lên cao bằng hai chân
a) Chuẩn bị
Đứng chân trước chân sau, hai chân đều hơi khuỵu gối, trọng tâm cơ thể dồn nhiều vào chân sau, hai tay đưa chếch chữ V ngược, thân người thẳng hoặc hơi ngửa ra sau, mắt nhìn vào vật ở trên cao phía trước để xác định được điểm giậm nhảy và mức độ dùng sức.
b) Động tác
Giậm nhảy bằng hai chân phối hợp với đánh tay để di chuyển một bước về trước, hai chân chạm đất bằng gót bàn chân, hai gối hơi khuỵu, thân trên hơi cong và ngả về trước, hai tay chếch chữ V ngược, mắt nhìn vào đích. Tiếp theo bật mạnh hai chân phối hợp với đánh hai tay để vươn người lên caovà dùng một tay với vật ở trên cao.
Động tác tiếp đất: Hai bàn chân tiếp đất cùng một lúc bằng nửa bàn chân trên, sau đó co gối giảm dần quán tính rồi đứng thẳng lên về tư thế chuẩn bị.
Hình 30. Đà 1 bước bật nhảy lên cao - Đà 2 bước bật nhảy lên cao bằng một chân