Điều 182. Cuộc thi.
1. Vận động viên phải nhảy bằng 1 chân. 2. Vận động viên sẽ bị phạm quy nếu:
a) Sau lần nhảy, do hành động của vận động viên làm rơi xà, hoặc:
b) Vận động viên chạy đà, giậm nhảy không vượt qua phía trên xà ngang mà chạm đất ở khu vực phía sau mặt phẳng tạo bởi hai cạnh gần của hai cột chống xà, kể cả ở giữa hoặc hai bên ngoài hai cột chống xà bằng bất kì bộ phận nào của cơ thể. Tuy nhiên, nếu khi nhảy, một vận động viên chạm chân vào khu vực rơi xuống và theo ý kiến của trọng tài giám định là không tạo thêm được lợi thế nào, thì lần nhảy đó không bị coi là hỏng.
Khu vực chạy đà và giậm nhảy
3. Đường chạy đà phải có độ dài tối thiểu là 15m ngoại trừ trong các cuộc thi đấu được áp dụng theo điều 12.1 (a), (b), (c), trong đó độ dài đường chạy đà tối thiểu phải 20m.
Khi điều kiện cho phép, độ dài tối thiểu nên là 25m.
4. Độ nghiêng tối đa của khu vực chạy đà và giậm nhảy theo hướng tới điểm giữa của xà ngang không vượt quá 1/250.
5. Khu vực giậm nhảy phải bằng phẳng.
Bộ dụng cụ
6. Cột chống xà: Có thể sử dụng bất kì loại cột chống xà nào miễn là chúng phải cứng.
Cột chống xà phải có các giá đỡ xà để xà ngang đặt vững trên đó.
Cột chống xà phải đủ cao để vượt trên độ cao thực tế mà xà được nâng lên ít nhất là 10cm.
Khoảng cách giữa 2 cột chống xà không được ngắn hơn 4,00m và không được dài hơn 4,04m.
7. Cột chống xà không được di chuyển trong lúc thi đấu trừ khi trọng tài giám sát cho rằng khu vực giậm nhảy hoặc rơi xuống là không phù hợp.
Trong trường hợp như vậy, việc thay đổi chỉ được thực hiện sau khi các vận động viên đã thực hiện được một vòng.
8. Giá đỡ xà: là một hình chữ nhật phẳng, rộng 4cm và dài 6cm. Giá đỡ phải được gắn chắc vào cột chống xà trong thời gian nhảy và hướng vào nhau. Hai đầu của xà ngang phải được đặt trên giá đỡ với cách thức sao cho nếu khi nhảy vận động viên chạm vào thì xà ngang dễ dàng bị rơi xuống về phía trước hoặc phía sau.
Giá đỡ xà không được phủ cao su hoặc bất kì chất liệu nào khác có tác dụng làm tăng độ ma sát giữa giá đỡ và bề mặt xà ngang, hoặc bất kì sự đàn hồi nào.
9. Giữa đầu xà ngang và cột chống xà phải có khoảng cách tối thiểu là 1cm.
Khu vực rơi xuống.
10. Khu vực rơi xuống phải có kích thước tối thiểu 5m x 3m. Các cuộc thi đấu tiến hành theo điều 12.1 thì khu vực rơi xuống phải có kích thước không được nhỏ hơn 6m x 4m x 0,7m.
Ghi chú: Hai cột chống xà và khu vực rơi xuống (đệm) cũng được thiết kế sao cho giữa chúng có khoảng trống tối thiểu 10cm, để khi sử dụng xà không bị rơi xuống do sự xê dịch của khu vực rơi (đệm) tác động vào cột chống xà.
NHIỆM VỤ
1. Cá nhân đọc các tài liệu sau:
- Kĩ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất của nhảy cao. - Tính tiên tiến của kiểu nhảy cao “Nằm nghiêng” so với kiểu nhảy cao “Bước qua”.
- Căn cứđể cải tiến kĩ thuật rơi xuống đất làm giảm lực chấn động. - Một số trò chơi phát triển sức mạnh chân.
- So sánh sự giống và khác nhau của kĩ thuật nhảy cao “Bước qua” và nhảy cao “Nằm nghiêng”.
- Luật thi đấu nhảy cao. Công tác tổ chức trọng tài thi đấu nhảy cao.
Sinh viên viết thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 1.
2. Thảo luận và tập luyện theo nhóm học tập với nội dung sau:
- Chạy đà chính diện giậm nhảy đá lăng thu chân giậm qua xà.
- Chạy đà 2 - 3 bước giậm nhảy thực hiện kĩ thuật trên không kiểu nhảy cao “Nằm nghiêng” với xà thấp sau đó nâng cao dần.
- Thi đấu tập nhảy cao “Nằm nghiêng”. - Tìm hiểu luật thi đấu nhảy cao.
Sinh viên viết thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 2.
3. Hoạt động cả lớp. Đại diện các nhóm thể hiện kĩ thuật, tập thể rút ra kết luận đúng. kết luận đúng.
- *Xem tranh ảnh, băng hình (nếu có) về kĩ thuật của các giai đoạn nhảy cao “Nằm nghiêng”.
- Lựa chọn một số học sinh có kĩ thuật đúng, kĩ thuật chưa đúng thực hiện kĩ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng”. Tập thể nhận xét.
- Hoạt động một số trò chơi phát triển sức nhanh, sức mạnh của cơ chân.
Sinh viên viết thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 3.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 5
Đánh dấu x vào ô trống trước những nội dung và phương án đúng.
1. Yếu tố nào quyết định đến thành tích nhảy cao?
a. Yếu tố chạy đà. b. Yếu tố giậm nhảy. c. Yếu tố góc độ bay. d. Yếu tốđá lăng.
2. Hãy cho biết ý nghĩa kí hiệu cờ trong thi đấu của trọng tài.
Cờ trắng: + Cờ giơ thẳng lên trời báo hiệu: a. Thành công. b. Phạm luật. + Cờ nằm ngang: a. Thành công. b. Phạm luật. c. Thi đấu. Cờđỏ: + Cờ giơ thẳng lên trời báo hiệu: a. Thành công. b. Phạm luật. + Cờ nằm ngang: a. Thành công. b. Phạm luật. c. Tạm dừng.