Tiến trình giảng dạy chạy cự li trung bình và chạy việt dã

Một phần của tài liệu ĐIIỀN KINH (Trang 93)

I. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC KĨ THUẬT ĐIỀN KINH

2.Tiến trình giảng dạy chạy cự li trung bình và chạy việt dã

Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm môn học Chạy cự li trung bình và Chạy việt dã.

Các biện pháp giảng dạy chính:

- Biện pháp 1: Giới thiệu đặc điểm và yêu cầu học tập môn Chạy cự li trung bình và Chạy việt dã (cho xem tranh, ảnh, băng hình môn Chạy).

- Biện pháp 2: Tập các động tác bổ trợ chạy và kĩ thuật đánh tay. - Biện pháp 3: Chạy tăng tốc độ 60 - 80m.

- Biện pháp 4: Chạy lặp lại 3/4 sức các cự li từ 80 - 400m để sửa chữa kĩ thuật và làm quen với cảm giác tốc độ. Cần phân tích cho người học biết mối quan hệ giữa tần số và độ dài bước, cách thở trong quá trình chạy.

Nhiệm vụ 2: Dạy kĩ thuật chạy trên đường thẳng và đường vòng nhằm làm quen với các biện pháp phát triển sức bền.

Các biện pháp giảng dạy chính:

Biện pháp 1: Ôn tập các động tác bổ trợ chạy, kĩ thuật đánh tay. Biện pháp 2: Chạy tăng tốc độ các đoạn từ 100 đến 200m.

Biện pháp 3: Tập chạy ởđường vòng (vào đường vòng, ra đường vòng, trên đường vòng) với các bán kính khác nhau, tốc độ chạy khác nhau.

Biện pháp 4: Chạy 400 - 800m nhằm xây dựng cảm giác tốc độ.

Biện pháp 5: Chạy việt dã 1000m đối với nữ, chạy 2000m đối với nam nhằm phát triển sức bền.

Nhiệm vụ 3: Dạy kĩ thuật chạy trong các điều kiện tự nhiên. Học kĩ thuật xuất phát cao, kĩ thuật vềđích.

Các biện pháp giảng dạy chính:

Biện pháp 1: Giáo viên dạy lí thuyết và cho học sinh thực hành chạy tuỳ theo điều kiện của cơ sở.

Biện pháp 2: Dạy kĩ thuật xuất phát cao 2 - 3 điểm chống. Sau lệnh xuất phát học sinh chỉ cần chạy từ 3 đến 5m.

Biện pháp 3: Chạy lặp lại nhiều vòng sân (400m) để xây dựng cảm giác tốc độ chạy có kết hợp tập kĩ thuật vềđích đồng thời củng cố kĩ thuật chạy giữa quãng ở cự li trung bình.

Biện pháp 4: Giới thiệu hiện tượng cực điểm và cách khắc phục.

Nhiệm vụ 4: Hoàn thiện kĩ thuật chạy cự li trung bình, cự li dài, đánh giá kết quả học tập.

Các biện pháp giảng dạy chính:

Biện pháp 1: Ôn tập kĩ thuật các giai đoạn. Biện pháp 2: Kiểm tra thành tích chạy.

* Những bài tập sử dụng trong chạy việt dã Bài tập chủ yếu:

- Chạy trên địa hình tự nhiên với mục đích nghiên cứu kĩ thuật vượt qua các chướng ngại vật tự nhiên.

Những bài tập dẫn dắt:

- Chạy lên dốc, chạy xuống dốc. - Chạy trên cát, chạy trên cỏ rậm. - Chạy qua mương, rãnh nhỏ.

- Chạy vượt qua bụi cây thấp (bằng chạy vượt rào). - Chạy thay đổi hướng.

Những bài tập chuẩn bị:

- Những bài tập tạo điều kiện cho giảng dạy và hoàn thiện kĩ thuật chạy trên đường bằng phẳng, chạy qua chướng ngại vật và nhảy.

Những bài tập hoàn thiện kĩ thuật:

- Chạy việt dã luân phiên với đi bộ. - Chạy qua các đoạn của cự li việt dã. 3. Tiến trình ging dy kĩ thut nhy xa 1. Tiến trình ging dy kĩ thut nhy xa kiu “Ngi” - Xác định chân giậm nhảy. - Biết cách đo và điều chỉnh đà.

- Biết kĩ thuật bay trên không kiểu “Ngồi”.

- Bước đầu hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi tiến hành giảng dạy một kĩ thuật nhảy xa nào đó, giáo viên cần giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Xây dựng khái niệm về kĩ thuật nhảy xa. - Dạy kĩ thuật giậm nhảy và “Bước bộ”. - Dạy kĩ thuật đo đà và chạy đà.

- Dạy kĩ thuật phối hợp chạy đà, giậm nhảy “Bước bộ” trên không. - Dạy kĩ thuật trên không và rơi xuống cát.

- Hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa.

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập (thành tích và kĩ thuật). a) Xây dựng khái niệm kĩ thuật

Để xây dựng khái niệm được chính xác giáo viên cần giới thiệu, phân tích, làm mẫu, cho xem tranh ảnh, kĩ thuật (hoặc cho xem băng hình kĩ thuật nếu có). Khi xem nội dung nào phải có mục đích cụ thể để học sinh chú ý quan sát. Việc xây dựng khái niệm kĩ thuật hoàn chỉnh được tiến hành tại buổi tập đầu tiên. Khi tập các giai đoạn kĩ thuật thì học giai đoạn nào, chỉ xây dựng khái niệm kĩ thuật của giai đoạn đó.

b) Dạy kĩ thuật giai đoạn nhảy “Bước bộ”

Để giải quyết tốt nhiệm vụ này cần cho người học tập tốt các bài tập bổ trợ. c) Dạy kĩ thuật đo đà và chạy đà.

- Cách đo đà:Đo đà là việc xác định vị trí xuất phát khi chạy đà, sao cho khi chạy với số bước đã định thì đặt chân giậm nhảy đúng vào ván giậm nhảy, không bị phạm quy (chân giậm không vượt quá mép trước ván giậm nhảy và cũng không bị thiệt thòi khi chân giậm nhảy còn đặt cách xa ván giậm nhảy). Số bước dài hay ngắn tuỳ thuộc vào trình độ thể lực của từng người cốt sao với cự li đà đó người nhảy đạt được tốc độđà tối đa và có sức để thực hiện lần nhảy có hiệu quả nhất. Để tập kĩ thuật cho học sinh chạy từ 13 đến 15 bước đà (với số bước lẻ chân chạy đà phải bước chân giậm trước; với số bước đà chẵn bước chân lăng trước thì bước chân giậm nhảy mới đúng vào chân giậm). Học sinh cần chọn cho mình một cách chạy đà và tập luyện ổn định. Có thể dùng phương pháp tăng tốc độ từ đầu hoặc tăng dần tốc độ nhưng phải đạt được tốc độ cao nhất ở các bước cuối đà.

d) Dạy kĩ thuật bay trên không kiểu “Ngồi” và rơi xuống cát. e) Hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa.

Khi phối hợp hoàn chỉnh kĩ thuật, nếu có học sinh còn yếu kĩ thuật của giai đoạn nào cứ tiếp tục cho tập lại giai đoạn đó.

Giảng dạy nhảy xa đối với học sinh Tiểu học.

Đối với học sinh Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5, việc dạy nhảy xa có đà được tiến hành dưới hình thức làm quen với môn học. Yêu cầu cơ bản nhất trong giảng dạy nhảy xa từ lớp 1 đến lớp 5 là học sinh biết cách dùng đà vượt qua chướng ngại vật nằm ngang đồng thời dần dần dạy cho các em chạy đà, giậm nhảy bằng một chân và rơi xuống hố cát bằng hai chân. Trong thời gian này không yêu cầu các em phải đạt thành tích cao nhất.

* Nhng bài tp s dng trong nhy xa

Những bài tập chủ yếu:

- Những lần nhảy với mục đích nghiên cứu kĩ thuật các giai đoạn chủ yếu (tăng dần độ dài của đà).

- Những lần nhảy nhằm hoàn thiện kĩ thuật.

Những bài tập dẫn dắt:

- Một bước đà mô phỏng kĩ thuật giậm nhảy. - Nhảy lên vật chướng ngại (bàn thể dục). - Nhảy qua vật chướng ngại (đệm) cao 50cm. - Nhảy qua 2 xà ngang đặt cách nhau.

- Thực hiện giậm nhảy trên bục cao.

- Nhảy qua hai xà đặt cách nhau. Dần dần tăng độ cao của xà thứ hai. - Mô phỏng bước đà cuối cùng.

- Chạy qua bóng đặt cách nhau. - Xác định độ dài đà.

- Chạy đà 3 - 5 bước giậm nhảy (làm liên tục nhiều lần). - Giậm nhảy liên tục phối hợp đá chân lăng cong.

- Chạy đà 1 - 3 bước giậm nhảy lên cao, đầu chạm vật chuẩn. - Nhảy đổi chân. Chạy đạp sau.

Những bài tập chuẩn bị:

- Những bài tập trong tư thế nằm nhằm củng cố cơ bụng và cơ lưng. - Nhảy từ trên cao xuống

- Nhảy từ trên ra trước - xuống dưới. - Bật thẳng lên từ tư thế nửa ngồi.

- Nhảy xa tại chỗ (một chân). Bật xa tại chỗ bằng hai chân nhiều lần.

- Thực hiện các bước đà cuối cùng theo vạch kẻ sẵn để nắm được nhịp điệu bước.

- Mô phỏng động tác của chân lăng, chân giậm. - Chạy đà giậm nhảy rơi xuống bằng chân giậm. - Chạy đà giậm nhảy rơi xuống bằng chân lăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chạy đà thực hiện giậm nhảy trên cầu bật. Sau đó thực hiện kĩ thuật trên không.

Một phần của tài liệu ĐIIỀN KINH (Trang 93)