Kĩ thuật chạy đà và giậm nhảy kiểu nhảy cao “Nằm nghiêng”

Một phần của tài liệu ĐIIỀN KINH (Trang 39)

Chạy đà kiểu nhảy cao “Nằm nghiêng” không khác biệt kiểu nhảy cao “Bước qua”, nhưng chạy đà nhảy cao “Nằm nghiêng” lại chạy đà từ phía chân giậm (chân giậm nhảy ở phía gần xà và tạo với xà một góc 30 – 400 (H.32).

Hình 32. Kĩ thut gim nhy trong nhy cao “Nm nghiêng” - Kĩ thut giai đon gim nhy trong nhy cao

Giậm nhảy được bắt đầu từ lúc chân giậm nhảy chạm đất đến khi hoàn thành động tác giậm nhảy và rời khỏi điểm giậm nhảy.

Nhiệm vụ giai đoạn này là chuyển tốc độ nằm ngang đạt được trong quá trình chạy đà thành tốc độ thẳng đứng, tập trung sức toàn thân đưa người lên cao. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, trực tiếp quyết định đến thành tích lần nhảy. Để thực hiện nhiệm vụ đó, người nhảy phải đưa dài chân giậm về trước, xa điểm dọi trọng tâm cơ thể nhằm tăng phản lực chống trước để đưa người lên cao.

Trong giậm nhảy, động tác đá chân lăng và vung tay có tác dụng tăng áp lực trên chân giậm nhảy.

- Cách xác định điểm giậm nhảy: Điểm giậm nhảy thường được xác định từ 1/3 xà, hướng về phía chạy đà, đứng cách xà 1 cánh tay hoặc 3 bàn chân. Tuỳ theo kiểu nhảy mà điểm giậm nhảy và góc độ chạy đà mà có thể xê dịch cho phù hợp.

- Kĩ thuật giậm nhảy: Chia làm 3 thời kì (thời kì đưa đặt chân giậm, thời kì hoãn xung và thời kì giậm nhảy).

+ Đặt chân giậm nhảy: Ở bước đà cuối cùng, khi trọng tâm cơ thể vượt qua điểm đặt của chân lăng, đùi chân lăng không đưa cao, cẳng chân giậm vươn dài về phía trước, đến điểm xa nhất thì duỗi thẳng và chạm đất bằng gót. Lúc này thân người và chân giậm nhảy gần như trên một đường thẳng, hai tay đánh hơi dang ngang và hơi chếch về sau, chân lăng gập ở gối. Việc đặt chân giậm nhảy nhanh và là là mặt đất nhằm đảm bảo không làm giảm tốc độ nằm ngang.

+Thời kì hoãn xung: Khi chân giậm nhảy đặt vào điểm giậm nhảy, theo quán tính cơ thể vẫn tiếp tục di chuyển về trước làm cho chân giậm nhảy co lại ở khớp gối với một góc khoảng 130 – 1350. Điều đó có hai tác dụng: làm giảm chấn động khi chân giậm chống vào điểm giậm nhảy, làm căng các nhóm cơ phía trước và sau đùi, sau cẳng chân, cổ chân… làm tăng sức mạnh giậm nhảy.

+ Thời kì giậm nhảy: Sau thời kì hoãn xung là thời kì giậm nhảy vươn lên thực hiện co cơ nhanh, mạnh, duỗi hết các khớp hông, gối cổ chân, ngón chân để tác dụng một lực lớn trên điểm giậm nhảy với tốc độ nhanh, nhằm đẩy trọng tâm cơ thể bay lên với tốc độ ban đầu lớn và góc độ bay hợp lí.

Góc độ giậm nhảy (góc của chân giậm so với mặt đất) từ 90 – 930 để tạo ra một góc độ bay đạt 60 – 640. Quá trình giậm nhảy này không chỉđơn thuần là chỉ có chân giậm nhảy, mà còn có sự hoạt động đồng bộ tích cực của chân đá lăng và hai tay. Việc phối hợp đồng bộ giữa động tác của chân giậm với chân lăng và hai tay là điều hết sức quan trọng cần thiết trong động tác giậm nhảy của nhảy cao.

+ Động tác của chân lăng: Chân lăng được hoạt động cùng lúc với hoạt động duỗi các khớp của chân giậm. Động tác của chân lăng được bắt đầu ngay từ khi chân lăng rời đất ở bước cuối cùng.

Đá chân lăng thẳng bán kính lớn, sẽ làm tăng áp lực lớn trên chân giậm.

Tổng trọng tâm trong đá lăng thẳng chân cao hơn trong đá lăng cong chân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục kĩ thuật giai đoạn trên không.

+ Động tác đánh tay: Cùng với hoạt động của hai chân hai tay cũng được đánh mạnh từ sau ra trước, lên trên, khi đến ngang vai thì dừng lại đột ngột, tay bên chân lăng hoạt động có biên độ lớn hơn tay bên chân giậm. Tư thế thân người được vươn lên lúc giậm nhảy.

Cần phối hợp đồng bộ giữa chân giậm nhảy ngay khi chạm đất với chân đá lăng và hai tay dùng sức đểđưa người về trước - lên cao.

Lúc chân lăng vượt qua chân giậm, cẳng chân duỗi thẳng, mũi bàn chân hướng lên trên để tiếp tục đá lên cao. Hai tay đánh lên trên và về trước, nhằm phối hợp với động tác đá lăng. Khi hai tay ngang vai thì dừng lại đột ngột, hai tay co ở khớp khuỷu tạo thành một góc xấp xỉ 900. Vai bên chân lăng được nâng cao hơn bên chân giậm, thân người hơi ngả về phía chân giậm nhảy. Động tác chân giậm nhảy kết thúc khi chân giậm nhảy duỗi thẳng hết mũi chân và bắt đầu rời khỏi mặt đất.

Hình 33. Động tác gim nhy đá lăng thng chân vi cong chân phi hp đánh tay

NHIM V

1. Cá nhân đọc tài liu thông tin sau:

- Đứng tại chỗ bật người lên cao bằng hai chân. - Đà một bước bật người lên cao bằng hai chân.

- Chạy đà hai, ba bước bật nhảy bằng một chân, tay chạm vật chuẩn trên cao. - Giới hạn, nhiệm vụ các giai đoạn nhảy cao.

- Cách đo đà trong nhảy cao.

- Kĩ thuật chạy đà kiểu nhảy cao “Bước qua”. - Kĩ thuật chạy đà kiểu nhảy cao “Nằm nghiêng”. - Kĩ thuật giai đoạn giậm nhảy trong nhảy cao.

Sinh viên viết thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 1.

2. Tho lun và tp luyn theo nhóm hc tp vi ni dung:

- Tìm hiểu thế nào là động tác bật cao?

- Thực hiện động tác tại chỗ bật cao bằng hai chân, tay với lên vật chuẩn trên cao.

- Chạy đà 3 bước bật nhảy bằng 1 chân, tay chạm vật chuẩn trên cao. -Xác định chân giậm nhảy.

- Tập luyện đo đà từđiểm giậm nhảy.

- Tại chỗ tập động tác đưa đặt chân giậm nhảy. - Đà 1.2.3. bước, đưa đặt chân giậm nhảy, đá lăng. - Phối hợp chạy đà và đưa đặt chân giậm nhảy đá lăng.

- Các hoạt động trò chơi phát triển sức mạnh cơ chân: “Lò cò tiếp sức” hoặc “Bật cóc”, tại chỗ bật bằng 2 chân lên cao và ra xa.

Sinh viên viết thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 2.

3. Hot động c lp: luyn tp chy đà và gim nhy

+ Thực hiện động tác tại chỗ bật người lên cao bằng 2 chân.

+ Đà một bước bật nhảy lên cao bằng 2 chân.

+ Chạy 3 bước bật nhảy lên cao bằng 1 chân.

+ Chạy đà 3.4.5 bước đưa đặt chân giậm nhảy và đá chân lăng chạm vật chuẩn trên cao.

+ Chạy đà 3-5 giậm nhảy, đá lăng, đầu chạm vật chuẩn trên cao.

Sinh viên viết thu hoạch qua thực hiện nhiệm vụ 3.

ĐÁNH GIÁ HOT ĐỘNG 2

Đánh dấu x vào ô trống trước nhng ni dung và phương án đúng.

1. Đưa đặt chân giậm nhảy trong nhảy cao:

a. Đưa đặt cả bàn chân. b. Đưa đặt bằng gót bàn chân. c. Đưa đặt bằng nửa bàn chân.

2. Chân giậm nhảy của nhảy cao bước qua nằm phía trong xà hay phía ngoài xà?

a. Phía trong xà. b. Phía ngoài xà.

3. Điểm giậm nhảy của nhảy cao nằm nghiêng thường nằm ở phía nào của xà?

a. Nằm phía 1/3 xà. b. Nằm phía giữa xà. c. Nằm phía 2/3 xà.

Hoạt động 3. TÌM HIỂU KĨ THUẬT TRÊN KHÔNG VÀ RƠI XUỐNG ĐẤT CỦA NHẢY CAO KIỂU “BƯỚC QUA” (2 tiết) XUỐNG ĐẤT CỦA NHẢY CAO KIỂU “BƯỚC QUA” (2 tiết)

THÔNG TIN CƠ BN

Một phần của tài liệu ĐIIỀN KINH (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)