17
- Th−ờng dùng cách này trong nghiên cứu, chọn tạo giống nấm, chọn các cá thể đột biến. Trong sản xuất ít dùng vì thời gian lâu, khó kiểm soát các hệ sợi sinh tr−ởng từ các bảo tử đơn tính.
- Cách tiến hành: Pha loãng bao tử nấm thu đ−ợc từ các quả thể nấm, cấy bào tử nấm trên đĩa hoặc ống thạch trên đ−ờng zích zăc bằng que cấy vi sinh. Quan sát d−ới kính hiển vi nếu thấy các bào tử nảy mầm cấy truyền sang ống thạch mới để tạo đ−ợc dòng đơn tính phục vụ cho nghiên cứu lai tạo hoặc tuyển chọn giống mới.
2. Phân lập cơ chất, môi tr−ờng có chứa hệ sợi nấm
Khi điều tra khảo sát trái mùa hoặc không đúng thời kỳ nấm mọc, chỉ biết cây gỗ đó th−ờng có quả thể nấm mọc ra. Ng−ời ta có thể chặt lấy một mẩu gỗ ở điểm đặc tr−ng nhất của thân cây rồi cấy vào ống thạch (mẩu gỗ chỉ cần kích th−ớc 1mm x 1mm x 0.5mm) thao tác phải tiến hành nhanh, gọn, chính xác để tránh bị nhiễm các loại nấm tạp.
- Ph−ơng pháp này cũng hay đ−ợc sử dụng với các loại nấm quý có thời gian sinh tr−ởng dài lâu nh− nấm h−ơng hoặc các loại nấm rễ nh− nấm đỏ (buốc phèo) Rusula sản phẩm hay mọc d−ới tán cây chẹo ở vùng Lạng Sơn.
3. Phân lập giống nấm gốc từ quả thể nấm
- Ph−ơng pháp này đ−ợc dùng phổ biến nhất trong quá trình nhân giống nấm
Đây đ−ợc coi nh− kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào hiện đại trong nghề sản xuất nấm và nuôi trồng nấm.
- Sử dụng ph−ơng pháp này có −u điểm là bảo tồn đ−ợc các đặc tính −u việt của nấm về năng xuất, chất l−ợng. Thời gian nuôi cấy nhanh, t−ơng đối chủ động về nguồn gen và có thể chọn lựa những cây giống đạt yêu cầu để đ−a vào phân lập giống gốc. Đối với mỗi loại giống nấm khác nhau có cách làm riêng để có thể tạo ra giống gốc nấm tốt nhất có sinh lực khoẻ. Sau đây chúng ta tiến hành dùng ph−ơng pháp này với các giống gốc cụ thể là giống nấm sò, giống gốc nấm rơm, giống gốc nấm mỡ, giống gốc nấm mộc nhĩ
B. Kỹ thuật phân lập giống gốc