5. Kết cấu của luận văn
1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý hoạt động marketing
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên
Quản lý hoạt động marketing ngân hàng được xem là một xu hướng tất yếu khi mà nó ngày càng quan trọng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính trên thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn và công nghệ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Bởi lẽ, việc mở rộng phục vụ các nhóm đối tượng giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro hữu hiệu hơn, điều này đó làm cho ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Đúc kết những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng TM ở trên. Qua tham khảo quản lý hoạt động marketing ngân hàng của các ngân hàng thương mại khác, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV Thái Nguyên:
Thứ nhất, cần quản lý cách xác định đối tượng khách hàng. Để xác định
được đúng đối tượng khách hàng của mình, các ngân hàng phải thực hiện những bước quản lý nghiên cứu marketing khoa học, nghiên cứu thị trường, nhu cầu của các khách hàng hiện có và tiềm năng, thực hiện các phương pháp định vị, xem xét các yếu tổ khả năng nội tại từ đó làm cơ sở để xây dựng những chiến thuật tiếp cận, định hướng kế hoạch kinh doanh cao hơn nữa là một chiến lược tổng thể. Điều này chính là thành công hay thất bại của ngân hàng đó. Ý thức được điều này các tập đoàn tài chính và ngân hàng quốc tế chuyên nghiệp luôn đầu tư một cách có hệ thống và trọng điểm cho các vấn đề của marketing song song cùng với việc ra đời và phát triển những sản phẩm đáp ứng được kịp thời nhu cầu khách hàng của họ tùy theo từng phân đoạn khách hàng và thị trường. Về mặt logic mối quan hệ này mang tính tương hỗ và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Về cơ bản không tiếp cận quá nhiều dạng đối tượng khách hàng mà chỉ tập trung vào một số nhóm trọng điểm có khả năng sinh lời cao và thích hợp nhất.
Thứ hai, cần quản lý việc đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu nhu
cầu của khách hàng, tham khảo các sản phẩm và kinh nghiệm triển khai của các ngân hàng khác. Sản phẩm dịch vụ đỏi hỏi đa dạng và có mạng lưới phân bố rộng khắp. Vì vậy, ngân hàng có điều kiện hơn về năng lực, quy mô và mạng lưới hoạt động sẽ có ưu thế hơn trong phát triển đa dạng hóa dịch vụ.
Thứ ba, sau khi khảo sát, nghiên cứ nhu cầu và đưa ra sản phẩm thì cũng cần
quản lý đẩy mạnh việc quảng bá trên các phương tiện truyền thông nhằm cung cấp thêm thông tin cho khách hàng.
Thứ tư, quản lý việc phát triển kênh phân phối, mở rộng mạng lưới và đây là
vấn đề mấu chốt của hoạt động marketing ngân hàng. Trong đó, hoạt động của các chi nhánh vẫn chiếm vị trí quan trọng không thể thay thế được và hoạt động của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
kênh phân phối khác là bổ sung cho việc nâng cao khả năng cung cấp sản phẩm tới khách hàng một cách tốt nhất.
Thứ năm, quản lý việc trau dồi kỹ năng bán hàng của nhân viên được đào tạo
qua các lớp nghiệp vụ và rèn luyện qua thực tế công việc hàng ngày cũng như những kinh nghiệm được chia sẻ qua các buổi tọa đàm. Vấn đề chăm sóc, quan tâm đến nhu cầu của khách hàng phải được đặc biệt coi trọng.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU