Quản lý về phân phối

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Quản lý về phân phối

Yêu cầu đối với quản lý hoạt động marketing không chỉ là việc quản lý các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, không chỉ là việc xác định đúng đắn giá cả sản phẩm đó mà còn phải quản lý việc phân phối các sản phẩm đó tới người tiêu dùng cuối cùng. Do đó cần phải quản lý hệ thống các kênh phân phối sản phẩm phù hợp với khách hàng, địa điểm và thời gian cung ứng dịch vụ ngân hàng cũng như chất lượng phục vụ.

Hiện nay, các ngân hàng kết hợp cả hai nhóm kênh phân phối sau:

- Kênh phân phối truyền thống: Kênh phân phối truyền thống ra đời cùng với sự

ra đời của ngân hàng. Đặc điểm của kênh phân phối này dựa vào lao động trực tiếp của ngân hàng, thông qua việc bố trí mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch thực hiện đầy đủ hay một số ít các dịch vụ ngân hàng hoặc qua hệ thống ngân hàng đại lý.

- Kênh phân phối hiện đại: Kênh phân phối hiện đại ra đời trên cơ sở tiến bộ

của công nghệ thông tin. Đặc điểm của kênh phân phối này là sử dụng thành tựu của công nghệ thông tin. Hệ thống phân phối hiện đại bao gồm: chi nhánh tự động hoá và ngân hàng điện tử. Trình độ khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày một lớn. Do đó, kênh phân phối hiện đại ra đời bao gồm các máy rút tiền tự động ATM, EFTPOS, các dịch vụ Internet banking, Home banking, Phone banking, siêu thị tài chính, chuyển tiền điện tử, séc điện tử…đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, đem lại hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, tiện ích cho cả khách hàng và ngân hàng.

Việc lựa chọn hệ thống cung ứng thích hợp cũng như chọn địa điểm đặt chi nhánh được thực hiện trên cơ sở phân tích các mục đích của ngân hàng, các khả năng của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ, mức độ cạnh tranh và đặc điểm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

khách hàng. Mặc dù theo xu hướng phát triển chung, các kênh phân phối hiện đại ngày càng mở rộng, nhưng các ngân hàng vẫn nên coi trọng việc chọn địa điểm xây dựng hội sở và các chi nhánh, bởi nó ảnh hưởng mạnh đến cách nhìn của khách hàng và công chúng về hình ảnh, độ tin cậy của ngân hàng, tạo dựng và duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng có thể thu hồi thông tin phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng. Vì vậy, đổi mới chi nhánh truyền thống thành chi nhánh đa kênh (tức là kết hợp kênh phân phối truyền thống với kênh phân phối hiện đại) đang trở thành xu hướng của dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)