Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Từ nhiệm vụ là ngân hàng phục vụ kinh tế đối ngoại chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, VCB cũng gặp không ít khó khăn như: khách hàng chưa biết đến thương hiệu VCB nhiều, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp và cá nhân còn hạn chế, hệ thống công nghệ thông tin còn lạc hậu, chưa đáp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, cung cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, thể hiện một sức ì của văn hoá ứng xử, khách hàng đến giao dịch còn phải chờ đợi lâu, chưa có các phương tiện trợ giúp.

Từng bước khắc phục những tồn tại trên, VCB đã đạt được thành tích như sau: hiện có trên 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh /Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến hết tháng 12/2012, tổng tài sản của Vietcombank đã đạt 414.549 tỷ đồng, tăng 12, 5% so với cuối năm 2011; vốn chủ sở hữu đạt 41.988 tỷ đồng, tăng 49, 3% so với năm 2011; dư nợ tín dụng đạt 239.804 tỷ đồng, tăng 15, 2%; huy động vốn từ nền kinh tế đạt 302.624 tỷ đồng, tăng 24, 9%. Doanh số kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu… đều vượt xa so với kế hoạch. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 5.707 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 2, 2%/tổng dư nợ.

Để gặt hái được những thành công như trên, VCB đã chú trọng đầu tư cho công nghệ, cho con người.Vietcombank đã có những thay đổi cốt lõi như liên tục cho ra mắt và tăng cường các sản phẩm có thu nhập từ phí của một ngân hàng hiện đại thay vì các sản phẩm có thu nhập từ lãi của một ngân hàng truyền thống. Những năm qua, cùng với việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ, Vietcombank quan tâm đẩy mạnh phát triển công nghệ. Trên nền tảng hệ thống “VCB Vision 2010”, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại liên tục ra đời như VCB Money, VCB-P, ATM, e- banking, internet banking… đã làm thay đổi hẳn cách nghĩ, cách nhìn của xã hội đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng, được cộng đồng tài chính, DN và người sử dụng trong nước đánh giá cao.

Với lợi thế về công nghệ, Vietcombank cũng đã đi trước các ngân hàng khác khi chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa connect 24 (tháng 5/2002), thúc đẩy phát triển các ngân hàng tự động (Auto Bank). Đây cũng là cơ sở để Vietcombank tiếp tục phát triển hàng loạt các sản phẩm giá trị gia tăng khác như “VCB Cyber Bill Payment”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Từ thành công trên thị trường thẻ nội địa, Vietcombank đã kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nước phát triển những sản phẩm thẻ liên kết như Bông Sen Vàng, MTV, Connect Visa…; hỗ trợ Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) triển khai thành công hệ thống thanh toán thẻ quốc tế kết nối qua Vietcombank.

Bên cạnh đó, Vietcombank cũng là ngân hàng chủ lực trong một liên minh thẻ với hơn 20 NHTMCP trong nước tham gia, hình thành nên một hệ thống ATM, các điểm thanh toán thẻ (POS) dùng chung, vừa đem lại những tiện lợi cho khách hàng và ngân hàng, đồng thời mang lại lợi ích to lớn cho cả nền kinh tế.

Vietcombank hiện là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam phát hành và làm đại lý thanh toán cho cả 5 tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới (Visa, Master, Amex, JCB, Dinners Clup). Hỗ trợ các NHTMCP trong nước trở thành thành viên phụ cho các tổ chức thẻ quốc tế.

Với việc thực hiện thành công đề án tái cơ cấu, Vietcombank đã thay đổi toàn diện để trở thành một ngân hàng hiện đại trong lĩnh vực dịch vụ thích ứng nhanh; cải thiện và minh bạch hoá tình hình tài chính để trở thành một NHTM có tiềm lực tài chính lớn nhất tại Việt Nam.

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới phân phối, tiếp cận với khách hàng, VCB đã đa dạng hóa dịch vụ, thành lập một phòng ban riêng chuyên về nghiên cứu sản phẩm. Đây là cách làm đã có từ rất lâu và rất hiệu quả ở VCB. Hơn nữa, việc tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối đã được xây dựng để mở rộng và phát triển quản lý hoạt động marketing ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)