Chọn mẫu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 97)

Để thực nghiệm tác giả chọn 2 nhóm GV chủ nhiệm: GVCN đối chứng và nhóm GVCN thực nghiệm; mỗi nhóm gồm 4 lớp học ( 4 lớp 8 và 4 lớp 9).

Nguyên tắc chọn mẫu: hai nhóm lớp học phải có sự tương đồng về qui mô lớp; chất

lượng đội ngũ, chất lượng học sinh; các điều kiện về cơ sở vật chất, địa bàn... Đặc biệt là phải tương đồng về trình độ đào tạo và năng lực thực hiện của GVCN. Chỉ khác một điểm căn bản là nhóm các lớp đối chứng không được bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ ngược lại nhóm lớp thực nghiệm được tham gia bồi dưỡng nội dung trên.

98

3.4.6. Các bước thực nghiệm

Bước 1: Khảo sát và phân loại năng lực thực hiện đổi mới phương pháp

GDĐĐ của GVCN hai nhóm lớp Đối chứng và Thực nghiệm thông qua kế hoạch chỉ đạo đổi mới phương pháp GDĐĐ.

Bước 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ

cho GVCN nhóm lớp Thực nghiệm.

- GVCN lập kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ năm học 2013 - 2014. - GVCN thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ năm học 2013 - 2014 theo kế hoạch.

Bước 3: Đánh giá năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ của

GVCN hai nhóm lớp Đối chứng và Thực nghiệm.

- Đánh giá kết quả GDĐĐ ở hai nhóm lớp Đối chứng và Thực nghiệm dưới sự chỉ đạo của hai nhóm GVCN tham gia thực nghiệm.

3.4.7. Kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả thực nghiệm tác giả đã so sánh năng lực thực hiện đối mới phương pháp GDĐĐ của 2 nhóm lớp Đối chứng và Thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm. Muốn đánh giá thực năng lực thực hiện mới phương pháp GDĐĐ 2 nhóm lớp Đối chứng và Thực nghiệm trước và sau khi tiến hành thực nghiệm tác giả đã đánh giá năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ của từng lớp thông qua 4 chỉ số và nguyên tắc cho điểm như đó nêu ở phần trên.

Kết quả cụ thể của mỗi lớp như sau:

3.4.7.1. Kết quả năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ của các lớp trước khi tiến hành thực nghiệm.

Bảng 3.4. Đánh giá năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ của từng lớp thuộc nhóm Đối chứng (trước khi thực nghiệm)

TT Trường Kết quả đánh giá các chỉ số Mức độ đạt Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Hình thức thực hiện Kiểm tra đánh giá Chung 1 GVCN lớp 9A 3 3,25 3,5 3,25 13 Tốt 2 GVCN lớp 9B 1,75 2 2,25 2,25 8,25 TB 3 GVCN lớp 9C 2,5 2,75 3,0 2,25 10,5 Khá 4 GVCN lớp 9D 2 2,25 2,5 2,25 9 TB

99

Bảng 3.5. Đánh giá năng lực chỉ đạo đổi mới phương pháp GDĐĐ của từng lớp nhóm thực nghiệm (trước khi thực nghiệm)

TT Trường Kết quả đánh giá các chỉ số Mức độ đạt Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Hình thức thực hiện Kiểm tra đánh giá Chung 1 GVCN lớp 8A 2,75 3,5 3,25 3,5 13 Tốt 2 GVCN lớp 8B 1,75 2 2,25 1,75 7,75 TB 3 GVCN lớp 8C 2 2,25 2 2,75 9 TB 4 GVCN lớp 8D 2,25 2,75 2,25 3 10,25 Khá

Bảng 3.6. Thực trạng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ của các lớp thuộc nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (trước khi thực

nghiệm) STT Mức độ Đối chứng Thực nghiệm Độ lệch SL % SL % 1 Tốt 1 25 1 25 0 2 Khá 1 25 1 25 0 3 Trung bình 2 50 2 50 0 4 Yếu 0 0 0 0 0 Nhận xét:

Kết quả đánh giá qua bảng 3.5 cho thấy việc thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ trong các lớp ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đạt ở mức trung bình (50% số lớp có năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ được đánh giá đạt ở mức độ trung bình) và mức độ điểm đạt được giữa 2 nhóm lớp là tương đương với độ lệch = 0.

Trong 4 chỉ số tạo nên năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ của GVCN ta thấy chỉ số thứ nhất ỘLập kế hoạch thực hiệnđổi mới phương pháp GDĐĐỢ có điểm số đạt ở mức thấp nhất, dao động từ 1,75 điểm đến 3 điểm, trong đó chủ yếu đạt 1,75 và 2,25 điểm. Nguyên nhân đa phần do các mục trong kế hoạch còn rườm rà, không thể hiện được nội dung cụ thể của công tác.

100

Chỉ số có điểm đánh giá đạt ở mức độ khá nhất trong 4 chỉ số đó là ỘHình thức thực hiện GDĐĐỢ với điểm số dao động trong khoảng từ 2 điểm đến 3,5 điểm, trong đa phần đạt từ 2,25 điểm đến 3 điểm.

Chỉ số ỘTổ chức thực hiện đổi mới phương phápỢ; ỘKiểm tra, đánh giá việc đổi mới phương pháp GDĐĐỢ được đánh giá đạt mức trung bình khá bởi qua thực tiễn cho thấy việc tổ chức thực hiện đổi mới chưa bám sát kế hoạch chỉ đạo đã lập; khâu kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện thường không được chú trọng. Điều này dẫn đến hiệu quả thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ chưa cao, chất lượng GDĐĐ chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

3.4.7.2. Kết quả đạt được về năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐcủa các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm

Bảng 3.7. Đánh giá năng lực thực hiện đổi mới phương pháp hoạt động GDĐĐ của từng lớp nhóm đối chứng (sau khi thực nghiệm)

TT Trường Kết quả đánh giá các chỉ số Mức độ đạt Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Hình thức thực hiện Kiểm tra, đánh giá Chung 1 GVCN lớp 9A 3,25 3,25 3,5 3,5 13,5 Tốt 2 GVCN lớp 9B 2 2,5 2,75 2,25 9,5 TB 3 GVCN lớp 9C 3 2,75 3,0 2,5 11,25 Khá 4 GVCN lớp 9D 2,25 2,5 3 2,25 10 Khá

Bảng 3.8. Đánh giá năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ của từng lớp nhóm thực nghiệm (sau khi thực nghiệm).

TT Trường Kết quả đánh giá các chỉ số Mức độ đạt Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Hình thức thực hiện Kiểm tra, đánh giá Chung 1 GVCN lớp 8A 3,75 3,75 3,75 3,5 14,75 Tốt 2 GVCN lớp 8B 3,0 3,25 3,25 2,75 12,25 Khá 3 GVCN lớp 8C 3,75 3,25 3,5 3,25 13,75 Tốt 4 GVCN lớp 8D 3,5 3,5 3,5 3,5 14 Tốt

101

Bảng 3.9. Mức độ chênh lệch về năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ của nhóm lớp đối chứng và nhóm lớp thực nghiệp (sau khi thực

nghiệm)

STT Mức độ

Đối chứng Thực nghiệm Độ lệch giữa nhóm TN và nhóm ĐC S.L % S.L % 1 Tốt 1 25 3 75 50% 2 Khá 2 50 1 25 -25% 3 TB 1 25 0 0 -25% 4 Yếu 0 0 0 0 0 Nhận xét:

Qua kết quả đánh giá của bảng 3.8 cho thấy sau khi tham gia thực nghiệm đổi mới phương pháp GDĐĐ của các lớp nhóm thực nghiệm được đánh giá đạt kết quả cao với lớp được đánh giá thực hiện ở mức độ cao đạt 75% trong 3/4 lớp có năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ đạt điểm đánh giá chung của 4 chỉ số từ 13,75 điểm trở lên. Kết quả cho thấy chỉ số ỘLập kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐỢ và ỘKiểm tra đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐỢ có sự tiến bộ rõ rệt, 100% lớp đều đạt từ 2,75 điểm đến 3,75 điểm ở chỉ số này. Trong số 4 GVCN tham gia nhóm thực nghiệm chỉ còn 01 GVCN có điểm đánh giá năng lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đạt điểm ở mức trung bình cao với điểm trung bình là 12,25 (mức độ khá). GVCN đạt số điểm này bởi lý do việc lựa chọn hình thức thực hiện chỉ đạo GDĐĐ chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường.

Với GDĐĐ nhóm đối chứng tuy không tham gia bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ nhưng qua việc tự bồi dưỡng các GVCN cũng có tiến bộ trong thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ với số GVCN được đánh giá ở mức khá trở lên đạt 75%, chỉ còn 25% số GVCN được đánh giá ở mức trung bình. Điểm cần khắc phục nhiều nhất ở GVCN các lớp nhóm đối chứng nói chung trong năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ đó là kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ để có những điều chỉnh phù hợp.

102

Kết quả trên khẳng định biện pháp quản lý ỘTổ chức lựa chọn và nâng cao năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho GVCNỢ có tắnh khả thi. Biện pháp này giúp nâng cao năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho GVCN các lớp, từ đó nâng cao chất lượng GDĐĐ.

3.4.7.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm biện pháp quản lý ỘTổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho GVCNỢ đối với GVCN 4 lớp THCS trường Vân Nội, tác giả nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt:

- Năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ của GVCN các lớp trong nhóm thực nghiệm có nhiều tiến bộ thể hiện:

+ Kế hoạch chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, GDĐĐ nói riêng rất khoa học, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu.

+ Mục tiêu chỉ đạo bám sát mục tiêu chung của ngành học, cấp học, chủ đề năm học, thể hiện được mục tiêu riêng của GDĐĐ và đặc biệt phù hợp, bám sát mục tiêu phấn đấu chung của nhà trường trong năm học. Có sự thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu chung của nhà trường và mục tiêu hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn, của giáo viên.

+ Tổ chức đổi mới phương pháp GDĐĐ của GVCN được thể hiện một cách cụ thể, đầy đủ, rõ ràng từng nhiệm vụ cần tiến hành trong năm học của mỗi thành viên nhằm nâng cao năng lực thực hiện đổi mới phương pháp và chất lượng GDĐĐ trong nhà trường.

- Năng lực chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ trong nhà trường được tiến hành một cách khoa học, bám sát kế hoạch chỉ đạo xây dựng, thường xuyên có sự đối chiếu, đánh giá kết quả thực hiện với kế hoạch để có sự điều chỉnh kế hoạch (biện pháp quản lý) cho phù hợp.

- Chất lượng GDĐĐ trong nhà trường có sự tiến bộ đáng kể thông qua hệ thống hồ sơ, trình độ tay nghề, phong cách làm việc của giáo viên và đặc biệt là chất lượng đức dục của học sinh có sự chuyển biết tốt. Hoạt động GDĐĐ trong nhà trường diễn ra đồng bộ, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò; giữa trò và trò, khuyến khắch được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.

103

Với kết quả thực nghiệm trên cho thấy biện pháp đề xuất của đề tài có khả năng áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động GDĐĐ ở trường THCS Vân Nội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lắ luận và thực trạng về GD đạo đức cho HS cấp THCS ở trường THCS Vân Nội những năm gần đây, tác giả đã đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cấp THCS nói riêng và có thể tham khảo cho học sinh trường THCS Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các biện pháp trên đều mang tắnh khả thi. Mỗi biện pháp lại có những ưu điểm và thế mạnh riêng, các biện pháp này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tác động qua lại với nhau. Chắnh vì vậy khi tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường, BGH cần phải thực hiện đồng đều tất cả các biện pháp trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của các biện pháp quản lý.

Nếu thực hiện đồng bộ 8 biện pháp này thì BGH nhà trường sẽ quản lý tốt hơn hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.

104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả rút ra một số kết luận tổng quát như sau:

- Chủ tịch Hồ Chắ Minh từng dạy: ỘNgười có đức mà không có tài thì làm việc

gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụngỢ. GDĐĐ có một vị trắ

quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Đây là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, mà nhà trường giữ vai trò quan trọng nhất. Mục tiêu

giáo dục phổ thông ở nước ta là: Ộ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trắ

tuệ, thể chất thẩm mỹ và các chức năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCNỢ. Để đạt mục tiêu này, giáo dục đào tạo phải thường xuyên

sáng tạo, đổi mới phương pháp và nội dung giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các nhà quản lý giáo dục luôn tìm tòi đề ra những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh một cách hợp lý, góp phần tắch cực Ộxây dựng những con người thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hóa nhân loại, phát triển tiềm năng của con người và dân tộc, có sức khỏe, là những người kế thừa sự nghiệp xây dựng CNXH vừa hồng, vừa chuyên như lời dặn của Chủ tịch Hồ Chắ MinhỢ, (Chủ tịch Hồ Chắ Minh bàn về công tác giáo dục. Nhà xuất bản Sự thật Ờ Hà Nội 1972).

- Qua kết quả nghiên cứu thực trạng trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở các trường THCS Vân Nội, tác giả thấy: nhà trường đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ. Ban giám hiệu đã chủ động chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội, cùng đồng lòng GDĐĐ học sinh. Tuy nhiên nội dung GDĐĐ chưa phong phú, còn phiến diện, hình thức còn nghèo nàn, đơn điệu, các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ còn hạn chế, số học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu và buộc thôi học còn nhiều đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn nhà trường đang xây dựng trường chuẩn quốc gia hiện nay.

105

- Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 8 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường THCS Vân Nội huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội. Chúng tôi tin tưởng rằng các biện pháp này góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 8 biện pháp đó là:

* Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục đạo đức cho cán bộ - giáo viên - học sinh và phụ huynh trong bối cảnh hiện nay.

* Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức học sinh

* Xây dựng tập thể sư phạm mẫu mực nhằm thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

* Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

* Tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tắch hợp nội dung bài giảng với giáo dục đạo đức cho học sinh kết hợp dạy chữ với dạy người.

* Xây dựng công tác tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi giải trắ

* Quản lý công tác thi đua khen thưởng cho các tập thể và chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đức cho học sinh

* Đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội 2. Khuyến nghị:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục Và Đào tạo:

- Cần biên soạn, xuất bản nhiều sách, tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, GVCN, phụ huynh về nội dung, biện pháp GDĐĐ cho học sinh phù hợp với giai đoạn hiện nay.

- Xây dựng cơ chế thống nhất phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm huy động các lực lượng để GDĐĐ cho học sinh.

- Đưa ra văn bản pháp quy quy trình kiểm tra đánh giá xếp loại đạo đức cho HS ở các trường phổ thông phù hợp với giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)