Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 70)

sinh trường trung học cơ sởVân Nội

2.3.7.1. Những mặt tắch cực

Trong nhưng năm học qua, các thầy cô giáo trường THCS Vân Nội với sự nỗ lực của mình đã trau dồi phẩm chất và năng lực, thể hiện tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tấm gương tiêu biểu trong công tác giảng dạy, học tập và ràn luyện, nhiều GV đạt giải cao trong các kỳ thi cấp huyện và thành phố.

Việc phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường đã có tác dụng tắch cực trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, giữ được môi trường lành mạnh, đồng thời cung cấp cho nhau những thông tin cần thiết trong công tác GDĐĐ hình thành nhân cách học sinh.

Công tác GVCN được nhà trường chú trọng về lực lượng, coi đây là cầu nối giữa nhà trường với tập thể lớp, với từng học sinh và cũng là đường dây liên lạc hiệu quả nhất để truyền và thu nhận thông tin từ hai phắa nhằm điều khiển, điều chỉnh kịp thời công tác chỉ đạo của hiệu trưởng. Đồng thời đội ngũ GVCN cũng giữ được mối liên lạc với phụ huynh, nắm bắt cụ thể hoàn thành từng gia đình học sinh để vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp, và thực sự có hiệu quả.

Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, mặc dù mới được triển khai nhưng trường THCS Vân Nội đã có nhiều các phong trào phong phú, các phong trào giao

71

lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan dã ngoạiẦ đã thực sự đem lại những điều bổ ắch trong suy nghĩ và hành động của HS.

Về phắa học sinh thì đại đa số các em có nhận thức đúng đắn về những giá trị chuẩn mực, luôn vâng lời thầy cô giáo, ra sức phấn đấu tu dưỡng rèn luyện phẩm chất của mình để trở thành con ngoan trò giỏi, nhiều em đã tỏ rõ sự quyết tâm cố gắng trở thành người con ngoan, người trò giỏi.

Ưu điểm cơ bản nhất đó chắnh là đội ngũ. Đại đa số GV trong nhà trường đều có ý thức quan tâm đến công tác GDĐĐ, nhiều cá nhân đã cố gắng cao trong cương vị công tác của bản thân để thực hiện tốt công tác này.

2.3.7.2. Những mặt hạn chế

BGH còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý công tác GDĐĐ cho HS, điều này thể hiện ở việc chưa có kế hoạch chuyên đề về GDĐĐ hàng năm, hàng tháng, nội dung GDĐĐ cho HS chưa thiết thực, chưa thật phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường, hình thức GDĐĐ cho HS đề ra trong kế hoạch chung còn chưa phong phú, hấp dẫn, nội dung GDĐĐ chưa thiết thực, còn mang tắnh bề nổi, thiếu bề sâu.

Quy trình quản lý công tác GDĐĐ chưa rõ ràng, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa GVCN, GVBM và các tổ chức khác trong nhà trường để thực hiện công tác GDĐĐ cho HS. Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường còn thiếu chủ động, chưa tập trung vào các mục tiêu GDĐĐ

Việc kiểm tra đánh giá chưa tập trung vào các hoạt động GDĐĐ của các tổ chức cá nhân trong nhà trường, chưa thường xuyên coi trọng đúng mức kiểm tra đánh giá chuyên sâu về các hoạt động GDĐĐ và chưa gắn chặt các hoạt động này với công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và học sinh. Chủ yếu sơ kết, tổng kết chỉ thông qua sinh hoạt động dưới cờ, sinh hoạt động bằng những khen, chê theo vụ việc. Ngoài ra kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường cung chưa hợp lý và chưa kịp thời đúng lúc.

Bên cạnh đó cần nhấn mạnh một số mặt cụ thể như sau: Vẫn còn một số bộ phận nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên chưa có nhận thức đúng và chưa thực sự quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS, khi chưa có nhận thức đúng đắn thì hiển nhiên hành động sẽ bị sai lệch, GDĐĐ chủ yếu quan tâm đến mặt nhận thức (lý luận) mà chưa chú trọng đến việc rèn luyện ý chắ, thái độ hành vi cho học sinh. Các hình thức tổ chức GD tuy có đa dạng, nhưng nội dung còn quá nghèo nàn, dập khuôn, không

72

đổi mới, phương pháp chưa phù hợp nên chưa uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệch của học sinh. Tuy dạy lồng ghép trong các môn học thông qua Ộdạy chữỢ để Ộdạy ngườiỢ chưa đồng bộ chưa đưa vào tiêu chắ đánh giá giờ dạy, môn GDCD chưa được chú trọng, vẫn còn được xem là môn phụ. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong qua trình GDĐĐ cho HS chưa tạo được sự đa dạng các hình thức phối kết hợp chặt chẽ, trên thực tế có những HS bỏ học nhiều buổi mà gia đình không hay biết. Cơ sở vật chất, tài chắnh hỗ trợ cho các hoạt động của Đoàn, Đội còn nghèo nàn, quá eo hẹp do vậy khó khăn trong việc thu hút đông đảo HS tham gia công tác GDĐĐ đạt hiệu quả cao.

Trên cơ sở phân tắch thực trạng hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS trường THCS Vân Nội tác giả thấy rằng: Công tác GDĐĐ cho HS đã được mọi cấp, ban, ngành quan tâm, nhà trường đã chú trọng và đã đạt được kết quả nhất định. Nhưng công tác GDĐĐ cho HS THCS chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội .

Để giải quyết được vấn đề này, trước tiên phải tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động, của CBQL, GVCN, GVBM, PHHSẦLàm được điều này cần xác lập các biện pháp quản lý của HT nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THCS Vân Nội, đó chắnh là nội dung trong chương 3 của luận văn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Công tác GDĐĐ cho HS ở trường THCS Vân Nội - huyện Đông Anh- TP Hà Nội đã đạt được những thành tắch đáng kể, BGH và đội ngũ cán bộ giáo viên đã luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt các hoạt động GD trong nhà trường. Chỉ đạo, dẫn dắt nhà trường theo đúng quy trình quản lý: Có thành lập ban chỉ đạo, có các kế hoạch hoạt động, có tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận, từng cá nhân trong nhà trường. Chắnh vì vậy phần lớn là số học sinh ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học tập, trở thành con ngoan trò giỏi. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp học sinh chưa ngoan, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều. Nguyên nhân cơ bản là công tác quản lý GDĐĐ cho HS còn hạn chế, các biện pháp quản lý GDĐĐ chưa thiết thực và khả thi. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tòi nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS làm giảm hẳn tình trạng học sinh yếu kếm về đạo đức. Đó là nội dung tác giả sẽ diễn giải cụ thể ở chương 3.

73 CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÂN NỘI,

ĐÔNG ANH, HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc để xác định biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tắnh thực tiễn

Trong quá trình thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục chung, mỗi nhà trường có các điều kiện, đặc điểm khác nhau về cơ sở vật chất, về đội ngũ, về văn hóa kinh tế, xã hội địa phương, về các khả năng quản lý, tổ chức, điều hành. Để đưa ra được đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả cần phải xem xét cụ thể thực tiễn của mỗi nhà trường, mỗi địa phương qua đó tăng cường các điều kiện về cơ sơ vật chất, về con người, cách thức quản lý và các hình thức phối hợpẦĐể đảm bảo tắnh khả thi, các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức vừa phù hợp với lý luận quản lý giáo dục và các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước phải phù hợp với thực tiễn của nhà trường, đặc điểm văn hóa địa phương và tâm lý lứa tuổi học sinh.

3.1.2. Nguyên tắc cân đối- có trọng tâm

Trong mỗi một trường học có nhiều bộ phận cùng tham gia công tác giáo dục đạo đức. Ngoài ra nhà trường còn phối hợp với lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường để thực hiện công tác GDĐĐ. Các biện pháp nêu ra phải đảm bảo sự thống nhất giữa các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phân công rõ ràng, tạo được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia công tác GDĐĐ, tạo điều kiện cho công tác quản lý tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các biện pháp phải đa dạng, tuy nhiên trong đó có những biện pháp cơ bản, chủ yếu, cần thực hiện ngay, có biện pháp hỗ trợ.

3.1.3. Nguyên tắc tắnh hiệu quả

Các chủ thể cùng tham gia công tác GDĐĐ cho học sinh là cán bộ quản lý, GVCN, GVBM, nhân viên nhà trường, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chắ Minh, phụ huynh học sinh, các cơ quan đoàn thể địa phương, học sinhẦ Mỗi chủ thể tham gia GD có vai trò tắch cực khác nhau trong quá trình GD. Bản thân học sinh là chủ thể rất quan trọng. Vì vậy hệ thống các biện pháp phải phát huy được tắnh tắch cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

74

Phải thường xuyên phát huy năng lực tự ý thức, tự giáo dục của học sinh. Học sinh có thể thực hiện vai trò chủ thể trong mọi hoạt động giáo dục, đặc biệt là phải chú trọng đến đội ngũ cán bộ lớp, các nhóm nòng cốt, các cá nhân có năng lực nổi bật. Các nhà giáo phải thực sự đặt niềm tin ở học sinh, tạo được quan hệ phù hợp với học sinh. Quan hệ giữa giáo dục và học sinh là quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm, tạo điều kiện cho học sinh khẳng định được tắnh chủ thể trong hoạt động. Các biện pháp quản lý phải xác định vai trò định hướng của các nhà giáo dục và quan hệ hợp tác giữa các nhà giáo với học sinh

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Vân Nội trung học cơ sở Vân Nội

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục đạo đức cho cán bộ - giáo viên - học sinh và phụ huynh trong bối cảnh hiện nay bộ - giáo viên - học sinh và phụ huynh trong bối cảnh hiện nay

3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp

Năng lực nhận thức về GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho HS có vai trò hết sức quan trọng, là sự khởi đầu cho những hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác này.Thời gian qua, nhận thức của đội ngũ CB, GV, HS và PH về đạo đức, GDĐĐ và quản lý GDĐĐ đó có bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, trong giai đoạn mới cần nâng cao hơn nữa năng lực nhận thức, tăng cường hơn nữa ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ CBQL và GV, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức, cũng như trong hành động giáo dục, đồng tâm hợp lực tạo sức mạnh thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Đối với học sinh, việc nâng cao năng lực nhận thức, củng cố và phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục sẽ góp phần giúp các em chủ động, tự giác, tắch cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Đối với PHHS, việc nâng cao nhận thức về GDĐĐ hết sức cần thiết. Nếu họ nhận thức được đúng đắn về công tác này, sẽ tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, vật chấtẦ và hơn thế nữa là sự kết hợp, đồng tâm, thống nhất với những phương pháp, nội dung.. của nhà trường, GVCN để giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.

3.2.1.2.Nội dung và cách thức thực hiện

a) Đối với CBQL - GV:

Nội dung và hình thức cơ bản nhằm nâng cao năng lực nhận thức về công tác GDĐĐ và quản lý GDĐĐ HS là:

75

- Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CB-GV-CNV quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ

- Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ. Có tri thức về đạo đức, quản lý GDĐĐ HS là giai đoạn đầu, là điều kiện cần thiết cho sự thành công của công tác này. Tiếp theo, cần có kỹ năng, phương pháp truyền thụ GDĐĐ, quản lý GDĐĐ HS. Nói cách khác, lý luận và kỹ năng, GDĐĐ và quản lý GDĐĐ HS phải được chú trọng, được phối hợp vận dụng vào thực tiễn công tác mới đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn huyện đạt thành tắch tốt trong công tác GDĐĐ cho HS. Lưu ý, phải có quan điểm cụ thể trong vấn đề học tập, vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn đạo đức HS ở đơn vị mình, tránh vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc.

b) Đối với HS

* Những hiểu biết cần được nâng cao

- Cung cấp, phổ biến những tri thức đạo đức cơ bản, các quan niệm về đạo đức; vai trò, vị trắ của đạo đức trong cấu trúc nhân cách của con người; các phẩm chất đạo đức cơ bản, thiết thân phải có ở lứa tuổi HS THCS; cách thức, phương pháp rèn luyện tu dưỡng, ý thức chấp hành nội quy, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ HS theo điều lệ trường trung học, phương pháp tự quản lớp.

- Giúp các em hiểu được hiện tượng nào được gọi là các tệ nạn xã hội, tác hại, hậu quả của nó và cách phòng tránh hữu hiệu.

- Giúp các em hiểu được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới và bình đẳng giới.

- Giáo dục về phòng chống thảm họa, bảo vệ môi trường

- Hiểu và bước đầu rèn luyện để hình thành kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống * Về hình thức thực hiện

- Thông qua SHTT: Sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm - Công tác tư vấn: Ban tư vấn, tư vấn trực tiếp của các thầy côẦ

- Tổ chức hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề: cấp trường, cấp khối, cấp lớp. Ban tư vấn cần giúp hiệu trưởng tổ chức tốt các buổi hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề. Muốn tổ chức thành công hội thảo, ban tư vấn phải xác định chủ đề và

76

nội dung: cung cấp tài liệu, hướng dẫn HS nghiên cứu, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để HS tham gia thảo luận, tranh luận; chuẩn bị một số HS có năng lực để điều khiên hội thảo. Cuối buổi hội thảo, ban tư vấn phải tổng kết, nhận xét, đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ắch.

c) Đối với PHHS

Xã hội đang ngày một phát triển, Việt Nam đang trên đường hội nhập, nền kinh tế thị trường có nhiều mặt tắch cực, nhưng bên cạnh đó cũng không ắt những mặt hạn chế đang len lỏi vào tất cả mọi lĩnh vực cuộc sống, nên xã hội phân cấp giàu, nghèo, các tầng lớp rất rõ nét, chắnh vì điều này đã phân tầng PHHS. Có rất nhiều PHHS quan tâm tới GDĐĐ họ tự Ộmầy mòỢ qua sách vở, internetẦnhưng cũng chưa đầy đủ và toàn diện. Nhưng phần lớn PHHS họ cho rằng công tác GDĐĐ là của riêng nhà trường, họ hiểu lệch lạc về mọi phương diện GDĐĐ.

* Cách tiến hành biện pháp

- CBQL, GVCN, cán bộ Đoàn, Đội xây dựng nội dung ỘNâng cao nhận thức GDĐĐ cho PHHSỢ

- Hình thức tổ chức kết hợp với các buổi họp PH đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, các cuộc hội thảoẦ

- Đơn vị tổ chức: từng lớp học, đứng đầu là GVCN.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải có sự quan tâm, ủng hộ của BGH nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)