Mục tiêu, nhiệm vụ và các con đường giáo dục đạo đức cho học sinhtrung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

học cơ sở

1.3.2.1. Mục tiêu nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh THCS

GDĐĐ trong nhà trường THCS có nhiệm vụ cơ bản sau:

- Giáo dục ý thức đạo đức.

Cung cấp cho người học những chi thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức, phẩm chất đạo đức, những yêu cầu của xã hội đối với hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, từ đó giúp HS ý thức được và trách nhiệm trước hành vi đạo đức của mình trong các mối quan hệ xã hội.

- Giáo dục tình cảm niềm tin đạo đức.

Qua quá trình giáo dục khơi dậy ở người học những rung động, xúc cảm trước hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rõ ràng, biết đồng cảm, chia sẻ với người khác và có niềm tin vào đạo lý, vào những điều tốt đẹp của cuộc sống từ đó có thái độ ứng xử đúng đắn trước các diễn biến phức tạp của đời sống xã hội.

28

Là quá trình tổ chức rèn luyện đạo đức trong học tập, trong sinh hoạt, trong cuộc sống nhằm tạo thói quen, tạo lập được hành vi đạo đức đúng đắn, trở thành phẩm chất của nhân cách, trở thành thói quen nhân cách bền vững.

1.3.2.2 Các con đường GDĐĐ cho HS THCS

Giáo dục là quá trình giáo dục để hình thành nhân cách thế hệ trẻ theo mục đắch xã hội, quá trình này được thực hiện bằng các con đường sau đây:

Con đường thứ nhất: Giáo dục thông qua dạy học. Một trong những con

đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ là đưa HS vào học tập trong nhà trường. Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp có nội dung chương trình, có phương tiện và phương pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà sư phạm đã được đào tạo chu đáo thực hiện. Nhà trường là môi trường giáo dục thuận lợi, có một tập thể HS cùng nhau học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Nhờ học tập và thực hành theo những chương trình nội, ngoại khóa mà kỹ năng lao động trắ óc chân tay được hình thành, trắ tuệ được mở mang, nhân cách được hoàn thiện. Dạy học là con đường giáo dục chủ động, ngắn nhất và có hiệu quả, giúp thế hệ trẻ tránh được những mò mẫm, vấp váp trong cuộc đời. Con người được đào tạo chắnh quy bao giờ cũng thành đạt hơn những người không được học tập chu đáo. Dạy học là con đường quan trọng nhất trong tất cả các con đường giáo dục.

Con đường thứ hai: Giáo dục thông qua các tổ chức hoạt động phong phú và

đa dạng: Toàn bộ cuộc sống của con người là một hệ thống liên tục hoạt động và con người lớn lên cùng các hoạt động đó. Vì thế, đưa con người vào các hoạt động thực tế phong phú và đa dạng là con đường giáo dục tốt. Con người có nhiều dạng hoạt động như; vui chơi, lao động sản xuất, hoạt động xã hộiẦ mỗi dạng hoạt động có những nét đặc thù và đều có tác dụng giáo dụcẦ

Con đường thứ ba: Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể: Tổ chức cho học

sinh sinh hoạt tập thể là hoạt động giáo dục quan trọng của nhà trường. Tập thể là một tập hợp nhiều cá nhõn cựng hoạt động theo một mục đắch tốt đẹp. Hai yếu tố quan trọng của tập thể có ý nghĩa giáo dục lớn là chế độ sinh hoạt và dư luận tập thể. Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, với kỷ luật nghiêm, hoạt động có kế hoạch, có tổ chức và nề nếp tạo nên thói quen sống có văn hóa, hình thành ý chắ và nghị lực. Dư luận tập thể lành mạnh luôn trợ giúp con người nhận thức những điều tố đẹp,

29

điều chỉnh hành vi cuộc sống có văn hóa. Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục con người, tổ chức tốt các hoạt động tập thể là con đường đúng đắn.

Con đường thứ tư: Tự tu dưỡng: Nhân cách được hình thành bằng nhiều con

đường trong đó có tự tu dưỡng hay còn gọi là tự giáo dục.Tự tu dưỡng biểu hiện ý thức và tắnh tắch cực cao nhất của cá nhân đối với cuộc sống. Tự tu dưỡng được thực hiện khi cá nhân đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định, khi đã tắch lũy được những kinh nghiệm sống, những tri thức phong phú. Tự tu dưỡng là kết quả của quá trình giáo dục, là sản phẩm của nhận thức và sự tạo lập những thói quen hành vi, là bước tiếp theo và quyết định của quá trình giáo dục. Phối hợp các con đường giáo dục chắnh là nguyên tắc giáo dục phức hợp và cũng là nghệ thuật giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)