Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra để cải tiến thay đổi phương pháp, điều chỉnh kế hoạch. Ngoài ra việc kiểm tra còn cho thấy được những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng như của người lãnh đạo. Mục đắch của kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ là để động viên đồng nghiệp, tư vấn, thúc đẩy chứ không nặng nề về phê bình xếp loại. Đây là công việc thường xuyên của Hiệu trưởng trong mọi công tác quản lý nhà trường cũng như hoạt động GDĐĐ. Do vậy, Hiệu trưởng cùng lãnh đạo nhà trường cần lưu ý một số vấn đề trong kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ:
Cần xây dựng các tiêu chắ chuẩn, ở đây cần có sự thống nhất trong toàn trường về các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của hoạt động GDĐĐ. Muốn vậy hơn ai hết Hiệu trưởng cần phải nắm rõ mục tiêu yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chứcẦ của hoạt động này. Như đã nói ở trên GDĐĐ gắn liền với việc rèn luyện hành vi đạo đức nên người quản lý cần quan tâm đến các tiêu chắ xác nhận các hành vi chuẩn mực trong đánh giá kết quả hoạt động GD đạo đức
Tổ chức, bố trắ, phân công lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra chủ yếu là các thành viên của Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ.
Về phương pháp kiểm tra, cần kiểm tra qua hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu, nghe báo cáo hoặc có thể trực tiếp dự một vài hoạt động cụ thể.
Qua kiểm tra cần có biện pháp xử lý, cải thiện mọi điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ.
Tóm lại hoạt động GDĐĐ là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường đặc biệt là trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trong công tác quản lý, Hiệu trưởng cần
37
phải tổ chức chỉ đạo hoạt động này một cách cân đối, thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục của nhà trường, của cấp học.