học cơ sở
1.3.4.1 Nội dung GDĐĐ cho HS THCS bao gồm những chuẩn mực sau
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức chắnh trị, tư tưởng: có ý tưởng XHCN, yêu quê hương, đất nước, tự cường, tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước
- Nhóm chuẩn mực hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân như: tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận.
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc đó là: trách nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết
- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dưng môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội) như: xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, xây dụng xã hội dân chủ bình đẳngẦ mặt khác có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người, môi trường sống, bảo vệ hòa bình, bảo vệ phát huy truyền thống di sản văn hóa của dân tộc và của nhân loại
Ngày nay, trong nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS có thêm một số chuẩn mực mới như tắnh tắch cực xã hội, quan tâm đến thời sự, sống có mục đắch, có tinh thần hợp tác với bạn bè, với người khácẦ
1.3.4.2.Phương pháp GDĐĐ
Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa giáo viên, tập thể học sinh và từng học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội được nền văn hóa đạo đức của loài người và dân tộc.
Có 3 nhóm phương pháp chắnh: Phương pháp làm gương của giáo viên, người lón; phương pháp nêu gương người tốt việc tốt; phương pháp thông qua trải nghiệm của chắnh học sinh , như đóng vai, diễn đàn, giải quyết vấn đềẦ
- Phương pháp làm gương của giáo viên, người lớn:Người thầy luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nhân cách của người thầy có một ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đào tạo cho học sinh. Lứa tuổi này các em có yêu cầu thầy cô giáo phải có phẩm chất cao. Các em hiểu rõ mặt yếu của giáo viên, biết
32
nhận xét đánh giá từng thầy cô, các em có xu hướng cảm phục những giáo viên giỏi, có phẩm chất cao quý và luôn tự hào về các giáo viên đó. Các em sẵn sàng làm theo sự hướng dẫn của họ và họ - những người thầy giáo cao quý đó thực sự là tấm gương sáng cho học viên noi theo.
- Phương pháp nêu gương người tốt việc tốt: dùng những tấm gương sáng của cá nhân,tập thể để giáo dục, kắch thắch học sinh học tập và làm theo những tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức.
- Phương pháp thông qua trải nghiệm của chắnh học sinh:
+ Phương pháp đóng vai: là tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vật trong những tình huống đạo đức giả định để các em bộc lộ thái độ, hành vi, ứng xử
+ Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác, hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua một trò chơi nào đó
+ Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh. Thực hành nhiệm vụ này người học được rèn luyện tắnh tự lập cao, từ việc xác định mục đắch, lập kế hoạch hành động, đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện
+ Phương pháp luyện tập: Là phương pháp đưa HS vào các hoạt động có kế hoạch, có mục đắch trong một thời gian dài để tạo cho họ thói quen hành vi. Luyện tập càng sớm càng tốt, ngay từ lúc trẻ nhỏ trong gia đình, lớn lên trong nhà trường và thực hiện công việc phải tắch cực và sáng tạo đó là con đường để hình thành nhân cách. Luyện tập càng đa dạng phong phú thì giá trị đạo đức càng cao. Do đó nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động để HS được rèn luyện là điều kiện thuận lợi giúp các em hình thành phát triểnnhân cách, xây dựng ý thức đạo đức.
1.3.4.3.Hình thức GDĐĐ cho học sinh THCS
Hiện nay có nhiều hình thức GDĐĐ cho học sinh THCS được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia làm 2 loại:
33
a) GDĐĐ thông qua các môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về tổ chức bộ máy Nhà nước CH XHCN Việt Nam, về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện cỏc quyờn của công dân.
b) GDĐĐ thông qua hoạt động GDNGLL: Giúp củng cố, mở rộng và khơi sâu các hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức, rèn luyện kỹ xảo và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng: Hái hoa dân chủ; hội diễn văn nghệ; thi làm báo tường; thi kể chuyện; trò chơiẦ 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở
QL hoạt động giáo dục đạo đức là hoạt động nằm trong hoạt động QL các hoạt động GD của một nhà trường. Vào đầu mỗi năm học nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức. Các cấp QL nhà trường cần vận dụng tốt các chức năng QL trong QL hoạt động giáo dục đạo đức và huy động sự tham gia của toàn thể cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia hoạt động giáo dục đạo đức theo kế hoạch của nhà trường.
1.4.1. Tổ chức nghiên cứu đặc điểm của học sinh, bối cảnh nhà trường, chương trình giáo dục đạo đức, lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ trình giáo dục đạo đức, lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trưởng, nhằm định hướng cho hoạt động GDĐĐ tại nhà trường trong từng thời điểm của năm học. Khi thiết kế chương trình kế hoạch hoạt động GDĐĐ cần xây dựng kế hoạch cả năm cho toàn trường, cho từng khối và từng lớp. Ngoài ra việc xây dựng kế hoạch theo các chuyên đề của bộ môn cần được xây dựng xuyên suốt trong cả cấp học. Để xây dựng kế hoạch đạt kết quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Về quy trình: Thực hiện các bước sau:
- Lập dự thảo kế hoạch
- Họp thảo luận dự thảo đối với các bộ phận liên quan - Thống nhất, điều chỉnh trước khi ban hành
Về nội dung: Nội dung của kế hoạch thực hiện theo các nội dung cụ thể
34
- Xác định đúng mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐ theo các hướng dẫn chỉ đạo từng năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng cụ thể chương trình hành động trong năm học, từng học kỳ, từng tháng.
- Nội dung hoạt động cần phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình học sinh, thực tiễn của địa phương.
- Việc xây dựng nội dung cần cân đối, đều đặn theo chủ đề từng tháng trong cả năm học.Ngoài việc xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động về mặt nội dung còn phải xây dựng kế hoạch về sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phắ và xây dựng kế hoạch về việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
1.4.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch
Trong thực tế hoạt động tại các nhà trường, cùng với GV dạy bộ môn GDCD, GVCN luôn là người thiết kế, tổ chức thực hiện các hoạt động GDĐĐ tại lớp mình. Quản lý GVCN thực hiện hoạt động GDĐĐ bao gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động GD đạo đức ở các lớp cụ thể, công tác chuẩn bị và triển khai của GVCN theo chủ đề hoạt động của từng tháng và cả năm học. Dưới góc độ quản lý, lãnh đạo nhà trường phải nắm được nội dung, hình thức tổ chức, thời gian tổ chức và vai trò của GVCN trong việc tổ chức hoạt động GDĐĐ ở các lớp. Sau mỗi chuyên đề, mỗi đợt thực hiện các hoạt động GDĐĐ, GVCN đều phải đánh giá kết quả hoạt động của học sinh lấy đó làm căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh mỗi học kỳ và toàn năm học. GVCN cần phải có một thang điểm đánh giá để đánh giá từng học sinh thật chi tiết và khách quan. Ngoài ra cần kết hợp đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau như: học sinh tự đánh giá, tổ nhóm đánh giá, lớp đánh giá.
Huy động đội ngũ cán bộ Đoàn- Tổng phụ trách và cán bộ tiểu ban thực hiện hoạt động GDĐĐ: Tiểu ban hoạt động GDĐĐ có vai trò đặc biệt trong chỉ đạo và tổ
chức thực hiện các hoạt động GDĐĐ. Với vai trò là thành viên tiểu ban hoạt động GDĐĐ của nhà trường, cán bộ Đoàn thanh niên có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo và phối hợp tổ chức hoạt động GDĐĐ. Việc quản lý phải được thể hiện ở những nội dung: quản lý việc xây dựng kế hoạch, việc triển khai kế hoạch, việc tổ
35
chức thực hiện, phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường, cuối cùng là quản lý việc
phối hợp kiểm tra đánh giá.
1.4.3. Phối hợp các lực lượng tham gia quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở cho học sinh trung học cơ sở
Để học sinh phát triển toàn diện, không phải chỉ có nhà trường, gia đình mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường; gia đình; xã hội. Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp trong việc tổ chức hoạt động GDĐĐ gồm có Công Đoàn nhà trường, Đoàn thanh niên, GVCN, GV bộ môn, CNV, Ban đại diện PHHS, một số tổ chức, đoàn thể ngoài xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Công an, Y tế, ẦMỗi lực lượng này đều có thế mạnh riêng vì vậy việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động GDĐĐ chắnh là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trường. Vì vậy, cần có sự quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các lực lượng tham gia vào hoạt động GDĐĐ để tăng hiệu quả hoạt động GDĐĐ.
1.4.4. Xây dựng tập thể sư phạm mô phạm làm gương cho học sinh như một công cụ hữu hiệu trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực (GV phải là tấm gương) và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh
Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta
về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: Giáo viên phải chú ý cả tài, cả
đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chắnh trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đứcẦCho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con. ( trắch các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân). 1.4.5. Xây dựng tập thể học sinh
Xây dựng tập thểthể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để
36
Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trắ thì sức mạnh của dư luận tắch cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tắnh tổ chức kỷ luật, tình đồng chắ và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tắnh khiêm tốn học hỏi mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành.
Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trường THCS phải tổ chức tốt các tập thể lớp, tập thể chi độiẦNhà trường phải cùng với đoàn đội làm tốt phong trào
xây dựng các chi đội mạnh trong trường học.
1.4.6. Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức
Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra để cải tiến thay đổi phương pháp, điều chỉnh kế hoạch. Ngoài ra việc kiểm tra còn cho thấy được những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng như của người lãnh đạo. Mục đắch của kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ là để động viên đồng nghiệp, tư vấn, thúc đẩy chứ không nặng nề về phê bình xếp loại. Đây là công việc thường xuyên của Hiệu trưởng trong mọi công tác quản lý nhà trường cũng như hoạt động GDĐĐ. Do vậy, Hiệu trưởng cùng lãnh đạo nhà trường cần lưu ý một số vấn đề trong kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ:
Cần xây dựng các tiêu chắ chuẩn, ở đây cần có sự thống nhất trong toàn trường về các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của hoạt động GDĐĐ. Muốn vậy hơn ai hết Hiệu trưởng cần phải nắm rõ mục tiêu yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chứcẦ của hoạt động này. Như đã nói ở trên GDĐĐ gắn liền với việc rèn luyện hành vi đạo đức nên người quản lý cần quan tâm đến các tiêu chắ xác nhận các hành vi chuẩn mực trong đánh giá kết quả hoạt động GD đạo đức
Tổ chức, bố trắ, phân công lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra chủ yếu là các thành viên của Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ.
Về phương pháp kiểm tra, cần kiểm tra qua hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu, nghe báo cáo hoặc có thể trực tiếp dự một vài hoạt động cụ thể.
Qua kiểm tra cần có biện pháp xử lý, cải thiện mọi điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ.
Tóm lại hoạt động GDĐĐ là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường đặc biệt là trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trong công tác quản lý, Hiệu trưởng cần
37
phải tổ chức chỉ đạo hoạt động này một cách cân đối, thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục của nhà trường, của cấp học.
1.4.7. Quản lắ cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh học sinh
Hoạt động GDĐĐ cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, hoạt động này cũng cần đến những trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình hoạt động. Hình thức tổ chức phong phú cùng với các thiết bị hiện đại, phù hợp sẽ làm tăng tắnh hấp dẫn của các hoạt động.
Đối với tất cả các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động GDĐĐ cần được quản lý theo danh mục và đầu tài liệu, đầu văn bản. Cán bộ quản lý và GV lấy đó làm cơ sở hướng dẫn chắnh tạo một khung kế hoạch thống nhất và hợp chủ đề hoạt động trong từng tháng và trong cả năm học. Những tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên sâu, các nghiên cứu về biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ được sử dụng như những tài liệu tham khảo, vận dụng cách làm, vận dụng