Biện pháp 6: Xây dựng công tác tự quản của học sinh trong các hoạt động tập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 84)

tập thể và vui chơi giải trắ

3.2.6.1.Mục tiêu của biện pháp

Hình thành thói quen tự quản cho học sinh. Tự xây dựng được được kế hoạch hoạt động, tự tổ chức, tự theo dõi, tự kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tập thể lớp và bản thân học sinh.Tự quản là nền móng của tự ý thức và tự giáo dục của mỗi học sinh, trước tiên có nội dung, kế hoạch của nhà trường và các thầy cô sau trở thành ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong tập thể, vì mục đắch chung của tập thể.

Tập thể lớp chủ động triển khai các kế hoạch hoạt động của nhà trường, hoạt động tự quản chấp hành nội quy, tự xây dựng chương trình học tập rèn luyện đạo đức và vui chơi giải trắ, hình thành thói quen hành vi đạo đức tốt, biết làm chủ bản thân, làm chủ tập thể.

3.2.6.2.Nội dung và cách thực hiện

- Bồi dưỡng năng lực tự quản cho tập thể lớp và học sinh

Nhà trường mở lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tự quản cho cán bộ lớp ngay từ đầu năm học với các nội dung: Nhiệm vụ của lớp, tiêu chuẩn đánh giá, các

85

loại sổ sách, các loại mẫu báo cáo tuần, tháng, cách thức tổ chức các cuộc họp lớp, đại hội lớp, tác phong lề lối làm việc của ban cán sự lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớpẦ

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động tự quản. Các hoạt động tự quản bao gồm: tự quản lý nề nếp học tập ở lớp, hình thành tổ nhóm học tập tại nhà, thành lập nhóm bạn giúp nhau tiến bộ, tổ chức cho tập thể lớp hưởng ứng các phong trào thi đua của nhà trường, tham gia đội tự quản của trường, tự kiểm tra đánh giá kết quả thi đua hàng tuần, tự tổ chức các cuộc họp lớp, mở câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, hội trại, các hoạt động vui chơi giải trắ, tự tổ chức các buổi lao động vệ sinh định kỳ, lao động tình nguyện, tự đề xuất ý kiến, đề ra các biện pháp xây dựng các phong trào thi đua của lớp, tự tổ chức cho lớp tham gia các phong trào tình nguyện, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện

- Hiệu trưởng phải là người chỉ đạo GVCN và các bộ phận liên quan thực hiện đầy đủ chức năng cố vấn cho hoạt động tự quản của học sinh

Trong mỗi hoạt động của lớp, GVCN phải phát hiện được thủ lĩnh của từng nhóm học sinh. Những học sinh này có thể tập làm người chỉ huy điều hành với sự ủng hộ tắch cực của tập thể lớp. Tạo dựng được sự hứng thú, tự tin là điều kiện quan trọng để lôi cuốn mọi học sinh tự giác chủ động sáng tạo trong các hoạt động tập thể. Vì vậy, phải biểu dương khen thưởng kịp thời các gương điển hình, khuyến khắch bảo vệ bồi dưỡng các nhân tố tắch cực. Ngoài việc rèn luyện đạo đức trong môi trường nhà trường, học sinh còn phải rèn luyện đạo đức trong môi trường gia đình, xã hội. GVCN phải biết kết hợp địa phương và gia đình, tổ chức mạng lưới cán bộ lớp, tổ hình thành cỏc nhúm sinh hoạt tập thể địa phương giúp nhau tự rèn luyện đạo đức ở gia đình và ngoài xã hội.

Thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt thứ 6 hàng tuần là các thời điểm quan trọng dành cho học sinh thực hiện các hoạt động tự quản. Các em còn thực hiện tự quản trong các buổi lao động, trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi giải trắ.

GVCN phải xây dựng quy trình sinh hoạt lớp linh hoạt, dành nhiều thời gian cho học sinh tự điều khiển, GVCN đóng vai trò cố vấn hướng dẫn học sinh trong lớp sinh hoạt lớp.

86

GVCN thường xuyên liên hệ với gia đình phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh tiến hành các phương pháp giáo dục, quản lý hoạt động tự học, tự rèn luyện của học sinh ở nhà.

Để phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp cần phải tổ chức hoạt động phù hợp tâm lý lứa tuổi, tạo mọi điều kiện để học sinh phát huy năng lực, xây dựng quy mô hoạt động phù hợp với khả năng học sinh, thường xuyên có vai trò cố vấn là giáo viên.

3.2.6.3.Điều kiện thực hiện

- Phải có sự chỉ đạo sát sao của BGH, có sự kết hợp giữa đoàn TN, Đội TNTP với GVCN. Triển khai kế hoạch đôn đốc, kiểm tra uốn nắn kịp thời những lệch lạc về nhận thức cũng như hành vi ĐĐ của HS.

- GVCN tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao hết lòng vì HS - Đội ngũ cán bộ lớp phải có tinh thần trách nhiệm cao nhiệt tình công tác, có năng lực tổ chức, năng lực hoạt động, có uy tắn trước tập thể, có khả năng tập hợp lôi cuốn các bạn tự giác thực hiện tốt mọi hoạt động của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)