Khái quát về địa bàn dân cư huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 46)

2.1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Đông Anh

Đông Anh là một huyện ngoại thành phắa bắc thành phố Hà Nội.

* Vị trắ: phắa đông, đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phắa nam giáp [[sông Hồng] giáp với quận Tây Hồ và Huyện Từ Liêm]; phắa đông nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội; phắa tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội; phắa bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội

* Đặc điểm: Diện tắch: 18.230 ha (182,3 kmỗ); Dân số: 327.500 người (2008); Mật độ dân số: 1.796 người/kmỗ

* Lịch sử: Huyện Đông Anh vốn là huyện Đông Khê thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày 6 tháng 10 năm 1901). Ngày 10 tháng 4 năm 1903, huyện Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh. Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913-1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ 1923- 1950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh gồm 16 xã. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, thành lập huyện Đông Anh mới gồm 23 xã (trên cơ sở tiếp nhận thêm 5 xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm thuộc huyện Từ Sơn (Bắc Ninh); xã Kim Chung thuộc huyện Yên Lãng và xã Tàm Xá thuộc quận V cũ. Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn có diện tắch 797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nộn. Đơn vị hành chắnh: Gồm có 1 thị trấn và 23 xã

* Về kinh tế: Nền kinh tế huyện Đông Anh đang trên đà phát triển, cơ cấu kinh tế chung đang chuyển nhanh theo xu thế tiên tiến, trong đó công nghiệp và xây dựng cũng như dịch vụ

* Quy hoạch về phát triển giáo dục

Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục của huyện cả về quy mô và chất lượng thuộc loại đi đầu trong các huyện ngoại thành Hà Nội.

Đầu tư xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện; Trong giai đoạn 2011-2020 phấn đấu xây dựng mỗi cấp học, ngành học đều có các

47

trường học tiên tiến chất lượng cao theo hướng hiện đại, tiến tới hội nhập khu vực và thế giới.

Giáo dục trung học cơ sở: Tỷ lệ thiếu niên đi học đúng độ tuổi duy trì đạt 100%. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở học 2 buổi/ngày đạt trên 50% vào năm 2015, trên 90% vào năm 2020 và 100% năm 2030.

Đảm bảo 100% đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn nghề nghiệp; 100% cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn về lý luận chắnh trị và có trình độ đào tạo trên chuẩn.

Củng cố các trường trung học cơ sở; xây dựng một số trường, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Phát triển các trường trung học cơ sở ngoài công lập để giảm chi phắ đầu tư ngân sách nhà nước. Đầu tư xây dựng mới 8-10 trường trung học cơ sở trong giai đoạn 2011-2020; trong đó xây dựng 0 1 trường THCS theo hướng dịch vụ chất lượng cao.

Xây dựng các trường trung học phổ thông chất lượng cao. Giai đoạn 2011- 2015 đầu tư xây dựng mới thêm 01 trường trung học phổ thông và giai đoạn 2016- 2020 xây mới thêm 4-5 trường trung học phổ thông.

Đầu tư xây dựng 01 trường THPT chuyên tại huyện Đông Anh để đáp ứng nhu cầu của khu vực phắa Bắc Hà Nội, gồm các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn.

(Nguồn: Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2 0 1 3 của

UBND thành phố Hà Nội)

2.1.2.2 Tình hình Giáo dục - Đào tạo huyện Đông Anh năm học qua

* Quy mô GD- mạng lưới trường lớp :

Toàn huyện có 101 trường (trong đó có 86 trường công lập và 15 trường ngoài công lập), với tổng số74188 học sinh, trong đó:

* Kết quả xếp loại các mặt giáo dục

- Về đạo đức: Tốt: 87,9%; Khá: 10,42%; Trung bình :1,59%; Yếu: 0,09%. - Về văn hoá: Giỏi: 37,79%; Khá 34,15%; TB: 22,52%; Yếu: 5,28%; Kém

0,25%.

- Chất lượng giáo dục mũi nhọn được giữ vững, kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hoá, kỹ thuật lớp 9 cấp Thành phố có 105 học sinh dự thi đạt đạt 78 giải trong đó có 01 giải nhất, 14 giải nhì; 30 giải ba và 33 giải khuyến khắch. Thi Olympic

48

Tiếng Anh và Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp Thành phố có 66 em học sinh lớp 9 tham gia kết quả 01 giải nhì, 01 giải Ba và 04 giải khuyến khắch; 01 học sinh tham gia thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp Quốc gia đạt huy chương Đồng. Thi giải toán qua Internet cấp Thành phố có 40 HS tham dự đạt đạt 17 giải: 03 giải nhì, 02 giải ba và 12 giải Khuyến khắch.

* Cơ sở vật chất trường học

Phòng GD&ĐT đã tham mưu với Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá, hiện đại hoá trường học và tăng cường nguồn kinh phắ cho GD-ĐT. Nâng cấp, sửa chữa các trường học đã xuống cấp: Cụ thể năm học 2013-2014 UBND huyện đầu tư xây mới 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường THCS, 03 nhà học, 01 nhà hiệu bộ, 03 nhà thể chất; cải tạo và nâng cấp nhiều phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn cho các trường mầm non, tiểu học và THCS. Việc mua sắm trang thiết bị dạy học cũng luôn được Ngành quan tâm; năm học vừa qua, bằng mọi nguồn lực, toàn Ngành đã đầu tư mua sắm với tổng kinh phắ gần 50 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở vân nội, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)